Bài 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LA-TINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được các sự kiện trong phong trào đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của nhân dân các nước châu Phi và Mỹlatinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Quá trình phát triển kinh tế – xã hội sau ngày độc lập đã thu được nhiều thành tựu, nhưng những khó khăn gặp phải còn nan giải cần có sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mỹ Latinh.
- Cùng chia sẻ những khó khăn mà nhân dân châu Phi và Mỹlatinh đang gặp phải.
3. Kỹ năng:
-Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, khái quát, tổng hợp các sự kiện lịch sử tiêu biểu đánh giá rút ra những kết luận.
-Kỹ năng khai thác bản đồ và sử dụng vào dạy học.
II. CHUẨN BỊ
1GV- Lược đồ thế giới, châu Phi và Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2HS- Tranh ảnh tư liệu về các nước châu Phi, Mỹ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ
III. PHƯƠNG PHÁP: khái quát, tổng hợp các sự kiện lịch sử tiêu biểu đánh giá rút rakết luận.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1.Ổnđịnh lớp
2.Kiểm tra bài cũ.
Quá trình hình thành và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?
3. Bài mới:GV khái quát những biến đổi cuả tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai và tình hình của các nước châu Phi và Mỹlatinh; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy pt đấu tranh giành độc lập.
Các hoạt động của gv-hs |
Kiến thức cơ bản |
GV sử dụng bản đồ châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai giới thiệu khái quát về châu lục này, sau đó GV nêu câu hỏi: Thông qua SGK và theo dõi bản đồ, hãy nêu các mốc chính của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi? HS theo dõi bản đồ kết hợp SGK trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý. (Ai Cập 1953, LiBi 1952, Angiêri 1962, Tuynidi, Marốc, Xuđăng 1956, Gana 1957, Ghinê 1958… - 1960 có 17 quốc gia giành độc lập nên được gọi là “năm châu phi”. - Năm 1975 cách mạng Anggôl và Môdămbích thành công, đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của CNTD cũ. - 1975, các thuộc địa còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ CNTD cũ, giành độc lập, với sự ra đời nước CH Dimbabuê (4/1980) và CH Nammibia (3/1991).) ? Ở Nam Phi phong trào chống chế độ phân biệt chủng tộc diễn ra như thế nào? GV dùng tư liệu cá nhân giải thích thêm cho học sinh rõ. GV dùng bản đồ khu vực Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai, để giới thiệu khái quát. Hãy nêu những sự kiện tiêu biểu trong phòng trào đấ tranh giành độc lập và bảo vệ đất nước của nhân dân Mỹ Latinh? HS theo dõi SGK và bản đồ để trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý: (- Sau chiến tranh, Mỹ tìm cách biến khu vực này thành “sân sau” của mình, xây dựng chính quyền thân Mỹ, đã làm bùng nổ pt đấu tranh. - 1/1/1959 CM CuBa thành công, lật đổ nền độc tài Batixta, thành lập nước CH do Phiđencaxtơro lãnh đạo. - Từ thập niên 60-70 phong trào đấu tranh phong trào mạnh mẽ và giành thắng lợi: +1964-1999, Panama đấu tranh thu hồi kênh đào. + 1983, có 13 quốc gia ở vùng Caribê giành độc lập… - Với các hình thức đấu tranh phong phú (bãi công, nông dân nổi dậy, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…) - Mỹlatinh trở thành “lục địa bùng cháy”, lật đổ nền độc tài trở thành quốc gia độc lập: Chilê, Nicaragoa, Goatêmala, Vênêzêla…) |
I – CÁC NƯỚC CHÂU PHI 1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập a. Từ năm 1945 – 1975 - 1945-1950, phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra sôi nổi ở châu Phi, Các nước Bắc Phi giành độc lập. - 1960, "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập. - 1975, thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbích về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc địa của nó. b. Từ sau năm 1975 - Những năm 80, hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, với sự ra đời nước Cộng hòa Dimbabuê và Namibia. - Tại Nam Phi, tháng 11 - 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) bị xóa bỏ, Nelson Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi (4 - 1994). 2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội (Không dạy) II – CÁC NƯỚC MĨ LATINH 1) Những nét chính về quá trình giành và bảo vệ độc lập -Trước CTTGII, Mĩ la tinh là sân sau của Mĩ. - Sau CTTGII, Mĩ la tinh trở thành “Lục địa mới trỗi dậy”. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi, rộng khắp trên toàn Mĩ la tinh * Tiêu biểu: + Những năm 1950 CM Cu ba diễn ra từ 1952-1959: cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô giành thắng lợi triệt để vào 1-1959 tác động đến phong trào giải phóng dân tộc của châu lục. + Những năm 1960-1970 Mĩ la tinh trở thành “lục địa bùng cháy”, phong trào chống Mĩ và các chế độ độc tài thân Mĩ đã diễn ra sôi nổi ở nhiều nướcnhư ở Vênêxuêla, Goatêmala, Pêru, Nicaragoa, Chilê… Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập. 2) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội (Không dạy) |
4 .Củng cố: - Những thành quả cơ bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi,
Mĩ la tinhtừ sau chiến tranh thế giới thứ hai
5. Dặn dò:học và chuẩn bị bài mới.
V. RKN