Giáo án Lịch sử 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 mới nhất

Bài 11: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

- Phân kỳ hai giai đoạn của lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nắm được nội dung chủ yếu của mỗi giai đoạn.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

- Nhận thức được những nội dung, tính chất của hai giai đoạn, bao trùm là tính chất gay gắttrong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu: HB, ĐLDT, DC&TBXH.

- VN ta là một bộ phận của thế giới, có quan hệ với khu vực và thế giới, nhất là từ sau chiến tranh lạnh, khi VN hội nhập với thế giới…

3. Kỹ năng: Rèn luyện và vận dụng phương pháp tư duy phân tích, tổng hợp khái quát các sự kiện, các vấn đề quan trọng diễn ra trên thế giới

II. CHUẨN BỊ

1.GV. tư liệuliên quan

2. HS. Ôn tập trước ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP. tổng hợp khái quát các sự kiện, các vấn đề quan trọng diễn ra trên thế giới

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3.. Bài mới:GV khái quát toàn bộ tiến trình lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay, đồng thời tóm tắt ngắn gọn từng giai đoạn nhỏ, nhằm dẫn dắt các em vào bài tổng kết.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Khái quát những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945?

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý, yêu cầu khái quát các ý chính sau đây:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai một trật tự thế giới mới được xác lập.

- CNXH trở thành phạm vi thế giới.

- Sau chiến tranh phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ khắp các nước Á, Phi, Mỹlatinh làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của CNTD, ra đời hàng trăm quốc gia độc lập; kinh tế pt nhanh; tuy nhiên những cuộc cải cách kinh tế- xã hội chưa mấy thành công.

- Mỹvươn lên trở thành nước giàu nhất thế giới.

- Sự điều chỉnh kinh tế các nước tư bản, tăng trưởng khá mạnh vươn lên thành những trung tâm kt lớn.

- Tác động của cách mạng KH-KT, sự pt mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, ra đời những liên minh khu vực tiêu biểu như EU…

- Tình trạng đối đầu gay gắt gữa hai siêu cường.

- Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới chuyển dần sang xu thế hoà dịu, đối thoại , hợp tác phát triển…

+ Cuộc CM KHKT lần thứ 2, đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu, đưa con người bước những bước dài trong lịch sử, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá…

Xu thế phát triển của lịch sử thế giới sau chiến tranh lạnh?

HS trả lời câu hỏi , GV nhận xét và chốt ý:

+ Hình thành thế đa cực.

+Các nước điều chỉnh mối quan hệ theo hướng đối thoại, hợp tác, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, sức mạnh của mỗi quốc gia dựa trên nền kinh tế phồn thịnh…

+ Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng to lớn đến nhiều quốc gia,dân tộc .

+ Chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc , tôn giáo… báo hiệu nguy cơ mới .

HS nghe và ghi chép.

I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM1945

1. Sự xác lập của trật tự 2 cực Ianta với 2 cường quốc

- Liên Xô: cực Đông (XHCN)

- Mỹ: cực Tây (TBCN)

2/ CNXH trở thành một hệ thống thế giới, trong nhiều thập niên CNXH với lực lượng hùng hậu về chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học, kĩ thuật ...

3/ Sau chiến tranh, cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Á, Phi, Mỹ Latinh -> Sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa ->Các quốc gia độc lập ra đời và phát triển.

4/ Mỹ vươn lên trở thành TB giàu mạnh nhất đứng đầu phe TBCN -> Mưu đồ bá chủ thế giới. Nền kinh tế các nước TB tăng trưởng và đạt nhiều thành tựu lớn do sự “tự điều chỉnh” (Nhật, CHLB Đức). Dưới tác động của cách mạng KH-KT => Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất -> Các nước TB có hướng liên kết khu vực như EU. My -Nhật - EU trở thành 3 trung tâm kinh te -tài chính lớn của thế giới.

5/ Sự đối đầu Đông-Tây (CNXH-CNTB) -> “Chiến tranh lạnh”kéo dài hơn 4 thập niên. Cuối thập niên, “Chiến tranh lạnh” chấm dứt -> Xu thế hoà hoãn, hoà dịu, đối thoại và hợp tác cho thế giới.

Tuy nhiên vẫn còn những cuộc xung đột, tranh chấp ở nhiều nước và khu vực về lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo ...

6/ Cách mạng KH-KT lần 2 từ những năm 40 khởi đầu từ Mỹ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới. Cách mạng KH-KT đã đem lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của con người -> Đặt các dân tộc trước thời cơ và thách thức mới.

II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH.

1/ Từ đầu thập niên 90, “trật tự 2 cực” tan rã -> Thế giới trong thời kì “quá độ”, xác lập trật tự mới với xu thế chung là “đa cực, đa trung tâm”.

2/ Sau “Chiến tranh lạnh”, các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

3/ Quan hệ thế giới được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp.

4/ Hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển là xu thế chủ đạo nhưng nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Nguy cơ mới là “Chủ nghĩa khủng bố”.

5/ Thế giới chứng kiến xu thế “Toàn cầu hoá” là xu thế phát triển khách quan. Dưới tác động của cách mạng KH-CN

4. Củng cố: Nắm vững 6 nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại 1945 – nay.

5. Dặn dò:Ôn bài ở nhà chuẩn bị tốt bài kiểm tra một tiết.

V. RKN.