Giáo án Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930- 1935 mới nhất

CHƯƠNG II: LỊCH SỬ VỆT NAM (1930-1945)

Bài 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1935

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Biết được những nét cơ bản về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

- Hiểu được phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo như thế nào: lực lượng, hình thức, mục tiêu, quy mô. So sánh được với phong trào chống Pháp do giai cấp phong kiến, tư sản, do các tổ chức tiền thân của Đảng lãnh đạo.

- Trình bày được và hiểu rõ ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ – Tĩnh.

2. Về thái độ, tình cảm. Bồi dưỡng niềm tự hào về sự nghiệp đấu tranh vẻ vang của Đảng; niềm tin về sứcsống quật cường của Đảng đã vượt qua mọi gian nan thử thác, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc đi lên

3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức cơ bản để nắm vững bài.

- Có hiểu biết về phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1. GV
- Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
- Tranh, ảnh về Xô viết Nghệ – Tĩnh.

2. HS
– Sưu tầm tài liệu sử học, văn học viết về phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ – Tĩnh.

III. PHƯƠNG PHÁP : phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.

IV. TIẾN TRÌNH

1. Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa của việc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời?

3. Bài mới:

Các hoạt động của GV-HS

Kiến thức cơ bản cần nắm

GV khái quát toàn cảnh thế giới tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là hoàn cảnh VN trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, cuộc khủng hoảng đến với Pháp chậm nhưng hậu quả vô cùng nặng nề.

? Nêu tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?

XH. + Công nhân thất nghiệp, những người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.

+Nông dân mất đất, phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng, bị bần cùng hoá cao độ.

+ Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn.

GV nhật xét và chốt ý.

-->Tình hình trên làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn g/c trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh.

GV dùng bản đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

? Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?

?Khái quát diễn biến chính của phong trào này?

GV nhận xét và chốt ý, yêu cầu nói rõ một số ý cơ bản sau đây:

- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

- Chính sách khủng bố trắng của Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái.

- Đảng ra đới lãnh đạo đấu tranh.

GV hình ảnh về pt cách mạng 1930 – 1931đặc biệt mưu tả sự kiện Pháp ném bom vào đoàn biểu tình ở Hưng Nguyên ngày 12/9/1930, làm pt bùng phát dữ dội, làm cho chính quyền thực dân, phong kiến sụp đổ, các ban chấp hành nông hội xã do chi bộ Đảng đứng ra quản lý mọi mặt theo hình thức xô viết.

GV. Những chính sách của chính quyền cách mạng:

+ Về chính trị, thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Thành lập các đội tự vệ mà nòng cốt là tự vệ đỏ, lập toà án nhân dân...=> bảo vệ đời sông nhân dân

+ Về kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế , xóa nợ.

+ Về văn hoá - xã hội, xoá bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống mới..

Tại sao nói đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân?

HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.

I. Việt Nam trong những năm 1929-1933

1) Tình hình kinh tế

- Nền kinh tế VN chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới kinh tếsuy thoái (KT nước ta phụ thuộc KT Pháp)

+ Nông nghiệp: Giá lúa, giá nông phẩm hạ, ruộng đất bỏ hoang.

+ Công nghiệp: Các ngành suy giảm.

+ Thương nghiệp: Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

2) Tình hình xã hội

- Đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn

- Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, nhất là sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại.

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ...

- Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam(1930)đã lãnh đạo phong trào cách mạng

II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

1)Phong trào cách mạng 1930-1931

* Phong trào trong toàn quốc

- Từ thangs 2 đến tháng 4-1930, công nhân bãi công, nhân dân biểu tình.

-1-5-1930, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động => là bước ngoặt của pt cm:

+ Lúc này pt cm lan rộng ra cả nước.mọi tầng lớp tham gia và đoàn kết hơn

+ Lần đầu tiên trong lịch sử CMVN giai cấp công nhân tổ chức hưởng ứng với công nhân thế giới

-Tháng 6,7,8, Liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông đan và các tầng lớp lao động khác trên phạm vi cả nước

- Tháng 9 -1930phong trào đấu tranh dâng cao nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

* Ở Nghệ An - Hà Tĩnh (9-1930 đến cuối 1931)

- Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ=> công nhân hưởng ứng => „ Liên minh công - nông“

-Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên (12-9-1930 -> khởi nghĩa vũ trang từng bước phat triển..

- Làm tê liệt, tan rã chính quyền đế quốc phong kiến => Chính quyền Xô Viết thành lập.

2) Xô viết Nghệ - Tĩnh

* Sự thành lập

CM phát triển => đánh đổ chính quyền địch => cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo lập chính quyền ở một số xã, huyện„“Xô Viết“ từ cuối năm 1930-1931

* Chính sách của Xô viết (SGK)

* Nhận xét: Chính sách của Xô viết (chính quyền công – nông) đã đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu việt (của dân, do dân, vì dân).

4. Củng cố: - Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ –Tĩnh?

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài cũ và đọc trước bài mới ở nhà.

V. RKN.