Giáo án Lịch sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986- 2000) mới nhất

Bài 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

ĐI LÊN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Sự tất yếu phải đổi mới đất nước, đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Nội dung, thành tựu, ý nghĩa và những hạn chế trong 15 năm đổi mới của Đảng 1986-2000.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

- Bồi dưỡng lòng yêu nước XHCN, tinh thần đổi mới trong lao động công tác , học tập.

- Củng cố niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.

3. Kỹ năng: Kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá con đường pt của đất nước.

II. CHUẨN BỊ.

1.GV.- Tranh, ảnh, tài liệu minh hoạ.

2. HS. Đọc trước bài.

III.PHƯƠNG PHÁP. phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá

IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1. Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ. Việt Nam giai đoạn 1975-1986 có những thuận lợi và khó khăn như thế nào?

3. Bài mới: GV giải thích vì sao ta phải tiến hành đổi mới , những vấn đề quan trọng trong thời kỳ đổi mới 1986-2000.

Các hoạt động của GV-HS

Kiến thức cơ bản cần nắm

GV khái quát tình hình đất nước thời kỳ 1975 – 1985 , rồi nêu câu hỏi.

Hoàn cảnh đưa đến cuộc đổi mới đất nước của Đảng và chính phủ?

HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.

- Thời kỳ 1976-1986, đảng ta vừa tìm tòi vừa thể nghiệm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực , nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém do sai lầm khuyết điểm gây ra, từ giữa những năm 80, ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế -xã hội.

- Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng , đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới.

Trình bày nội dung chủ yếu của đường lối đổi mới của Đảng đề ra

HS trả lời , GV chốt ý:

- Đại hội VI (12/1986) của Đảng đánh dấu bước đổi mới toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế chính trị đến tư tương, tổ chức… nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

GV liên hệ với đổi mới chính trị ở Liên Xô, TQ để HS so sánh, đánh giá

-Quá trình thực hiện đường lối đổi mới ở nước ta diễn ra ntn?

Ý nghĩa của 15 năm đổi mới:

GV. Hạn chế:

- KT pt chưa vững chắc, năng suất lao động chưa cao, chất lượng , gia thành … còn hạn chế.

-Kinh tế nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kt tt chưa mạnh.

- KH-CN chưa đáp ưng được yêu cầu của CNH, HĐH, xd và bảo vệ TQ.

-Mức sống của người dân còn thấp

I – ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

- Thời kỳ 1976 – 1986, ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kểtrong mọi lĩnh vực, song cũng gặp muôn vàn khó khăn, yếu kém do những sai lầm khuyết điểm, từ giữa những năm 80 nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội.

- Tình hình thế giới có sự thay đổi, chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động mạnh đến các quốc gia dân tộc.

- Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hôi chủ nghĩa, đòi hỏi đảng ta phải đổi mới.

2. Đường lối đổi mới của Đảng

- Đường lối đổi mới được đề ra từ đại hội Đảng VI (12 - 1986), được bổ sung và điều chỉnh phát triển trong các đại hội VII (6 - 1991) và VIII (6 - 1996), IX (4 - 2001).

- Đổi mới toàn diện và đồng bộ trong đó trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

+ Về đổi mới kinh tế: Chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp hình thành cơ chế thị trường, xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

+ Về đổi mới chính trị: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

II – QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 – 2000)

Đường lối đổi mới được thực hiện từ 1986 đến 2000 đã qua 3 kế hoạch nhà nước 5 năm

1. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 - 1991

Đại hội VI (12 - 1986) mở đầu công cuộc đổi mới

Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa do các đại hội IV, V đề ra với mục tiêu: ba chương trình kinh tế lớn.

Lương thực thực phẩm: Đáp ứng được nhu cầu trong nước à có dự trữ và xuất khẩu, sản xuất lương thực 1988 đạt 19.5 triệu tấn, 1989 đạt 21,4 triệu tấn

Hàng tiêu dùng: Dồi dào đa dạng, có tiến bộ về mẫumã, chất lượng. Phần bao cấp của nhà nước về vốn, giá, vật tự, tiền lương…giảm đáng kể

Hàng xuất khẩu: kinh tế đối ngoại phát triển về quy mô và hình thức. Từ 1986 -1990, hàng xuất khẩu tăng 3 lần. Nhập khẩu giảm đáng kể.

Ta kiềm chế được đà lạm phát. Giảm chỉ số tăng giá từ 20% (1986) à 4,4% (1990) bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Chứng tỏ đường lối đổi mới của đảng là đúng đắn và phù hợp.

- Những khó khăn - yếu kém : kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ... chưa được khắc phục.

2. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 (Nhiệm vụ - mục tiêu kế hoạch được đề ra trong đại hội Đảng VII (từ ngày 24 đến ngày 27 – 6 – 1991)

(đọc thêm )

Ý nghĩa của 15 năm đổi mới:

- Làm thay đổi bộ mặt đất nước

- Củng cố vững chắc chủ quyền và chế độ XHCN.

- Vị thế của VN ngày càng cao trên trường quốc tế.

Hạn chế:

4. Củng cố: - Đổi mới là tất yếu, là vấn đề sống còncủa một Quốc gia.

- Nội dung và thành tựu của công cuộc đổi mới ở VN 1986-2000.

5. Dặn dò:Học bài và đọc trước bài 27.

V.RKN.