Bài 16 ( 3 tiết): PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 – 1945 )
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:Hiểu rõ:
- Đường lối cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Công cuộc chuẩn bị, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
- Bồi dưỡng niềm tin vào sựlãnh đạo sáng suốt của Đảng.Cách mạng tháng Tám của ông cha, trân trọng giữ gìn và biết phát huy thành quả Cách mạng tháng Tám.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : -Sử dụng lược đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa,TKN
2. Học sinh :-Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP - phân tích, so sánh,đánh giá
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài : Ý nghĩavà bài học kinh nghiệm PTDC 1936-1939i?
3. Bài mới . Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động đến tình hìnhchính trị, xã hội nhièu nước.ĐCS ĐD đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, tích cực chuẩn bị về mọi mặt.Giữa tháng 8/1945 khi thời cơ đến đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước đứng dậy giành chính quyền.
Hoạt động của GV-HS |
Kiến thức cơ bản cần nắm |
- Tình hình chính trị thế giới và trong nước có nét gì nổi bật? -HS dựa vào SGK trả lời. -GV nhận xét chốt ý : trong số các thuộc địa của các nước phương Tây ở châu Á , Nhật chiếm được duy nhất có Đông Dương và phát xít Nhật đó giữ nguyên hệ thống chính quyềncủa thực dân Pháp .Tại sao vậy ? vì Pháp đầu hàng Đức nên không thể chi viện cho thuộc địa được; Nhật không đủ lực lượng , quân số rải khắp Đông Dương , nên chúng dùng bộ máy sẳn có của Pháp từ trung ương xuống địa phương để vơ vét , bóc lột của cải của nhân dân và giữ an ninh địa bàn cho quân Nhật. Nhưng mâu thuẫn Nhật - Pháp là không thể điều hòa ( -Ngoài ách thống trị của Nhật - Pháp, ở Đông Dương lúc này không chỉ có các đảng phái thân Pháp mà còn cả các đảng phái thân Nhật như Đại Việt , Phục Quốc…) …………………………………… ? Sự câu kết giữa Pháp - Nhậtđể bóc lột , vơ vét nhân dân ta thể hiện như thế nào ? -HS suy nghỉ trả lời. -GVchốt ý: >< dân tộc ta với ĐQPX -> PTGPDT - Tích hợp ý thức trách nhiệm của Đảng đối với đất nước ?Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 11/1939 xác định những vấn đề gì?: ?nhiệm vụ , mục tiêu trước mắt , khẩu hiệu, mục tiêu phương pháp đấu tranh của hội nghị trung ương Đảng 11/39 , có gì khác so với giai đoạn 36-39.? -Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? -HS : suy nghỉ trả lời .GV nhận xột , chốt ý. - HNBCHtW (11/1939) có ý nghĩa như thế nào ? Mục 2/ - GV hướng dẫn HS đọc thêm theo SGK Mục 3/- Tích hợp : tinh thần quyết tâm đấu tranh của HCM ? Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn thời điểm đầu năm 1941 đểvề nước ? -HS tóm tắt nội dung của Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 .. GV: Nguyễn Ái Quốc và trung ương Đảng trong soạn thảo đường lối mới: khi Nguyễn Ái Quốc còn ở nước ngoài , trung ương Đảng đã họp hai hội nghị , kịp thời đề ra chủ trương trong thời kỳ mới đặt nhiệm vụ giải phúng dân tộc lên hàng đầu. Khi Nguyễn Ái Quốc về nước , Người đã chủ trì Hội nghị trung ương Đảng lần 8 để hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ hội nghị trung ương 6.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc còn thể hiện qua sáng kiến thành lập Mặt trận Việt Minh. - Hội nghị trung ương 8 có gì khác so với hội nghị trung ương 6 ? .GV nhận xét bổ sung. ? Đánh giá ý nghĩa HN |
I/VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) 1/Tình hình chính trị -1/9/1939 , CTTG II bùng nổ.C P Pháp đầu hàng Đức, thựchiện c/s thù địch với PTCM thuộc địa -Ở Đ Dương : Pháp thực hiện c/s vơ vét sức người sức của dốc vào chiến tranh. + 9/1940 , Quân Nhật tiến vào miền Bắc VN. Phápđầu hàng. Phát xít Pháp -Nhật câu kết với nhauđể bóc lột kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân ta. - Ở VN: các đảng phái thân Nhật ra sức tuyên truyềnlùa bịp về văn minh và sức mạnh Nhật Bản ,thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho việc Nhật hất cẳng Pháp. -Bước sang năm 1945, ở châu Âu, Đức thất bại nặng nề. Ở Châu A-TBD, Nhật thua to. Tại Đ D9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp.Các đảng phái chính trị tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế cách mạng ,sẵnsàng vùng lên khởi nghĩa. 2/Tình hình kinh tế- xã hội * Kinh tế; -TDP thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy . -Phát xít Nhật: cướp ruộng đất của nông dân d ,y/c Pháp xuất các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ..Nhật đầu tư vào khai thác manggan , sắt , apatit… * Xã hội : cuối năm 1944 đầu 1945 2 triệu người chết đói - tất cả các tầng lớp giai cấp (trừ tay sai đế quốc , đại địa chủ và tư sản mại bản) đều bị ảnh bởi c/s bóc lột của N-P II/ PHONG TRÀO GẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9/1939 ĐẾN THÁNG 3/1945 1) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 Từ ngày 6 – 8 tháng 11-1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. + Nội dung Hội nghị - Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. - Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ tay sai đế quốc, chống tô cao, lãi nặng. - Thay Khẩu hiệu chính quyền Xô viết công nông binh thay thế bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa. -Về mục tiêu, phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai. Từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật. - Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận Phản đế Đông Dương) thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương. + Ý nghĩa lịch sử: Đánh dấu bước chuyển quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước. 2) Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới (HS đọc thêm) 3. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) + Hoàn cảnh: 28-01-1941, sau nhiều năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, từngày 10 đến 19-5-1941.Người chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) + Nội dung Hội nghị -nhiệm vụ :chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. - Khẩu hiệu:Tiếp tục Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng. Thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Quyết định Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh 19/5/1941). Thay cho mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Thay tên các hội phản đế thành các hội Cứu quốc Và giúp đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào và Campuchia. - Hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. + Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng lần VIII có ý nghĩa lịch sử to lớn đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu đó. |
4.Củng cố
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 11/1939 xác định những vấn đề gì?:
Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn thời điểm đầu năm 1941 đểvề nước ?
Hội nghị trung ương 8 có gì khác so với hội nghị trung ương 6 ?
5. Dặn dò:-Học câu hỏi cuối bài , chuẩn bị phần tiếp theo trong SGK
V. Rút kinh nghiệm