Đề bài
Đề bài:
Phần I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bút pháp nghệ thuật chính của bài thơ Tây Tiến:
A. Bút pháp lãng mạn
B. Bút pháp hiện thực
C. Bút pháp ước lệ tượng trưng
D. Bút pháp chấm phá
Câu 2: Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học là:
A. Tính truyền cảm, tính hình tượng, tính cá thể
B. Tính khái quát trừu tượng, tính lý trí logic, tính khách quan phi cá thể
C. Tính cụ thể, tính cá thể, tính biểu cảm
D. Tính thời sự, tính ngắn gọn hấp dẫn
Câu 3: Đoạn thơ sau thuộc thể thơ:
Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín lần gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
(Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)
A. Thất ngôn
B. Song thất lục bát
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Thất ngôn trường thiên
Câu 4: Bài thơ Việt Bắc được sáng tác trong thời gian nào?
A. Tháng 7/1954
B. Tháng 8/1954
C. Tháng 9/1954
D. Tháng 10/1954
Câu 5: Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” cho thấy vẻ đẹp nào của người lính Tây Tiến?
A. Lòng yêu nước, lý tưởng sống cao đẹp
B. Tâm hồn lãng mạn
C. Quyết tâm sắt đá lên đường
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ dưới đây?
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
A. Hoán dụ
B. Điệp từ
C. Câu hỏi tu từ
D. Đáp án B và C
Phần II: TỰ LUẬN
Anh/chị hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu.
Lời giải chi tiết
Phần I:
1. A | 2. B | 3. B | 4. A | 5. A | 6. D |
Phần II:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc:
- Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô.
- Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở người đi.