Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.
Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.
(Theo danviet.vn)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh "súng" và "hoa" ở đây mang ý nghĩa gì?
Câu 4. Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời nói dịu dàng trấn an con trai của người bố: Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng.
II. PHẦN LÀM VĂN (3,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày kia…” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bay giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.
(Đất Nước - Trích Trường ca mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)
Lời giải chi tiết
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ: báo chí
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 3:
- Hình ảnh “súng” là biểu tượng của tội ác, chiến tranh, xung đột, lòng hận thù,…
- Hình ảnh “hoa” là biểu tượng của tình yêu, hòa bình, lòng yêu thương giữa con người với con người…
Câu 4:
- Người bố nhắn nhủ người con không nên lùi bước, sợ hãi trước cái xấu, cái ác.
- Hãy sống yêu thương, đoàn kết lại để đẩy lùi bóng tối của tội ác, lòng hận thù.
II. PHẦN LÀM VĂN
MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề
TB:
* Vị trí đoạn trích
* Cội nguồn của đất nước
- Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.
+ “Ta”: người đại diện nhân xưng cho cả một thế hệ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn
+ Thôi thúc con người tìm hiểu cội nguồn của đất nước
- Nguyễn Khoa Điềm đã tìm hiểu và lí giải cội nguồn của đất nước: Đất nước bắt đầu bằng lời kể của mẹ, miếng trầu bà ăn, từ phong tục tập quán quen thuộc, từ tình nghĩa thủy chung,..
- Đất nước được cảm nhận bằng chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều sâu của lịch sử văn hóa dân tộc.
* Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử, văn hóa
- Đất nước gắn liền với nền văn hóa lâu đời của dân tộc:
+ Câu chuyện cổ tích, ca dao
+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc
- Đất nước lớn lên từ trong đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh của con người:
+ Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, gắn liền với hình ảnh cây tre – biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc
- Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả
- Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình, thủy chung.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công chất liệu văn học dân gian
- Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng
=> Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết, trữ tình. Lý giải một khái niệm lớn lao bằng những hình ảnh bình dị, quen thuộc để khẳng định: Đất nước đã có từ rất lâu đời, sự hình thành phát triển của đất nước giắn với những gì nhỏ bé, bình dị, thân thuộc trong mỗi đời sống con người Việt Nam.
KB: Nêu cảm nhận chung.