Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng lên gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
Ta có:
+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
=>Nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng lên gấp đôi\(S' = 2{\rm{S}}\) thì điện trở của dây dẫn giảm đi hai lần: \(R' = \frac{{\rm{R}}}{2}\)
=> Công suất hao phí cũng giảm đi 2 lần
Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt, thì dùng cách nào sau đây có lợi hơn
Ta có:
+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
=> Các phương án A, B, C chỉ làm công suất hao phí giảm 2 lần
Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2 lần thì công suất hao phí giảm 4 lần.
Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
Ta có:
+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
+ Tiết diện \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
=>Dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa tức là \(d' = \frac{d}{2}\) thì điện trở của dây dẫn tăng 4 lần: \(R' = 4{\rm{R}}\)
=> Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi đó tăng 4 lần
Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế \(100000V\). Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí vì tỏa nhiệt giảm đi hai lần?
Gọi \({P_1},{U_1}\) là công suất hao phí và hiệu điện thế ban đầu \(\left( {{U_1} = 100000V} \right)\)
\({P_2},{U_2}\) là công suất hao phí và hiệu điện thế cần dùng để giảm hao phí
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{P_1} = \dfrac{{{P^2}R}}{{U_1^2}}\\{P_2} = \dfrac{{{P^2}R}}{{U_2^2}}\end{array} \right.\)
Theo đầu bài: \({P_2} = \dfrac{{{P_1}}}{2} \to \dfrac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \dfrac{1}{2} = \dfrac{{U_1^2}}{{U_2^2}} \to {U_2} = \sqrt {2U_1^2} = \sqrt {{{2.100000}^2}} = 141421V\)
Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp
Ta có: Công suất hao phí: \({P_{hp}} = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
=> Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp biến thế tăng điện áp để giảm hao phí trên đường dây truyền tải.
Một nhà máy điện sinh ra một công suất \(100000kW\) và cần truyền tải tới nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền tải là \(90\% \). Công suất hao phí trên đường truyền là:
Ta có hiệu suất truyền tải là \(90\% \)
\(H = 90\% = 0,9 = \dfrac{{P - {P_{hp}}}}{P} \to {P_{hp}} = 0,1P = 0,1.100000 = 10000kW\)
Người ta truyền tải một công suất điện \(1000kW\) bằng một đường dây có điện trở \(10\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là \(110kV\). Công suất hao phí trên đường dây là:
Công suất hao phí trên đường dây là: \({P_{hp}} = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} = \dfrac{{{{\left( {{{1000.10}^3}} \right)}^2}.10}}{{{{\left( {{{110.10}^3}} \right)}^2}}} = 826,4W\)
Người ta cần truyền một công suất điện \(200kW\) từ nguồn điện có hiệu điện thế \(5000V\) trên đường dây có điện trở tổng cộng là \(20\Omega \). Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là:
Ta có:
\(200kW = 200000W\)
Cường độ dòng điện: \(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{{200000}}{{5000}} = 40{\rm{A}}\)
Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là: \(U' = {\rm{IR}} = 40.20 = 800V\)
Có hai đường dây tải điện đi cùng một công suất điện với dây dẫn cùng tiết diện, làm cùng một chất. Đường dây thứ nhất có chiều dài \(100km\) và hiệu điện thế ở hai đầu dây là \(100000kV\), đường dây thứ hai có chiều dài \(200km\) và hiệu điện thế ở hai đầu dây là \(200000kV\). So sánh công suất hao phí vì tỏa nhiệt \({P_1}\) và \({P_2}\) của hai đường dây.
Ta có:
\({S_1} = {S_2} = S\), \({\rho _1} = {\rho _2} = \rho \)
\({l_1} = 100km,{l_2} = 200km\)
\({U_1} = 100000kV,{U_2} = 200000kV\)
+ Điện trở của dây tải: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \dfrac{{{l_1}}}{S}\\{R_2} = \rho \dfrac{{{l_2}}}{S}\end{array} \right.\)
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên hai đường dây tải điện là: \(\left\{ \begin{array}{l}{P_1} = \dfrac{{{P^2}{R_1}}}{{U_1^2}}\\{P_2} = \dfrac{{{P^2}{R_2}}}{{U_2^2}}\end{array} \right. \to \dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{R_1}U_2^2}}{{{R_2}U_1^2}} = \dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}}{\left( {\dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}}} \right)^2} = \dfrac{{100}}{{200}}{\left( {\dfrac{{200000}}{{100000}}} \right)^2} = 2\)
Người ta cần truyền một công suất điện 2000kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 50000V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20Ω. Hiệu điện thế cuối đường dây truyền tải là
Cường độ dòng điện chạy trên đường dây: \(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{{2000\,000}}{{50\,000}} = 40A\)
Hiệu điện thế hai đầu điện trở R: \({U_R} = I.R = 40.20 = 800V\)
Hiệu điện thế cuối đường dây truyền tải là:
\({U_{tt}} = U - {U_R} = 50000 - 800 = 49200V\)
Trên một đường dây truyền tải điện có công suất truyền tải không đổi, nếu tăng tiết diện dây dẫn lên gấp đôi, đồng thời cũng tăng hiệu điện thế truyền tải điện năng lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ
Ta có:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\Delta P = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\\R = \dfrac{{\rho l}}{S}\end{array} \right. \Rightarrow \Delta P = \dfrac{{{P^2}.\rho l}}{{{U^2}.S}}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta {P_1} = \dfrac{{{P^2}.\rho l}}{{U_1^2.{S_1}}}\\\Delta {P_2} = \dfrac{{{P^2}.\rho l}}{{U_2^2.{S_2}}}\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{\Delta {P_2}}}{{\Delta {P_1}}} = \dfrac{{U_1^2.{S_1}}}{{U_2^2.{S_2}}}\end{array}\)
Theo bài ra ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{S_2} = 2{S_1}\\{U_2} = 2{U_1}\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{\Delta {P_2}}}{{\Delta {P_1}}} = \dfrac{{U_1^2.{S_1}}}{{U_2^2.{S_2}}} = \dfrac{{U_1^2.{S_1}}}{{{{\left( {2{U_1}} \right)}^2}.2{S_1}}} = \dfrac{1}{8} \Rightarrow \Delta {P_2} = \dfrac{{\Delta {P_1}}}{8}\)
Công suất điện P được tải đi từ trạm A đến xã B với hiệu điện thế U không đổi. Nếu chất làm dây dẫn không thay đổi, chiều dài dây dẫn không đổi thì khi tiết diện của dây dẫn tăng lên gấp đôi thì công suất hao phí điện năng do tỏa nhiệt sẽ
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}R = \dfrac{{\rho l}}{S} \Rightarrow R \sim \dfrac{1}{S}\\{P_{hp}} = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} \Rightarrow {P_{hp}} \sim R\end{array} \right. \Rightarrow {P_{hp}} \sim \dfrac{1}{S}\)
Vậy khi tiết diện của dây dẫn tăng lên 2 lần thì công suất hao phí giảm đi một nửa.
Người ta muốn tải đi một công suất điện 45000W bằng dây dẫn có điện trở 104Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 25000V.
a) Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện.
b) Muốn công suất hao phí trên đường dây tải điện giảm đi 100 lần thì hiệu điện thế phải đặt vào hai đầu dây dẫn lúc này là bao nhiêu vôn?
Tóm tắt:
R = 104 Ω; U = 25000 V; P = 45000 W
Bài làm:
a) Áp dụng công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện năng đi xa:
\({P_{hp}} = R.{I^2} = \dfrac{{R.{P^2}}}{{{U^2}}} = 104.\dfrac{{{{45000}^2}}}{{{{25000}^2}}} = 336,96{\rm{W}}\)
b) Muốn công suất hao phí giảm đi 100 lần thì hiệu điện thế cần tăng lên 10 lần
\(U’ = U . 10 = 25000 . 10 = 250000 V\)