Bài 6. Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19
Sách chân trời sáng tạo
Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi
Chế độ phong kiến được xác lập khi hình thành được quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh. Khi triều Tần được thành lập, các giai cấp mới đã hình thành.
- Quan lại có nhiểu ruộng đất tư trở thành địa chủ.
- Nông dân phân hóa thành:
+ Nông dân tự canh: vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy.
+ Nông dân lĩnh canh: không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ đề cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.
=> Quan hệ bóc lột địa tô của đại chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm gì tiến bộ hơn so với các triều đại trước?
- Các triều đại trước, hệ thống quan lại triều đình đều thuộc giới quý tộc, nếu có địa chủ thì sẽ thông qua hình thức tiến cử chứ chưa có khoa cử.
- Triều Đường có tuyển chọn thêm con em của địa chủ thông qua khoa cử, những người đỗ đạt có thể làm quan => không chỉ quý tộc mà địa chủ cũng có thể tham gia vào bộ máy chính quyền từ Trung ương đến Địa phương.
Nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh có đặc điểm gì nổi bật?
Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc thời Minh là kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Một số nghề đã có những xưởng thủ công lớn.
- Các nhà buôn xuất hiện và hoạt động tích cực.
- Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế lớn.
Lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc?
Lịch sử Việt Nam suốt thời gian tồn tại đều chịu ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đó là chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ. Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.
Về đối ngoại, chính sách nhất quán của các triều đại phong kiến phương Bắc là gì?
- Từ đất gốc của Trung Hoa, nhà Tần và nhà Hán lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Goàng, thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
- Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), éo Tây Tạng phải thần phục.
=> Về đối ngoại, chính sách nhất quán của các triều đại phong kiến phương Bắc là tư tưởng “đại Hán”, xâm lược và bành trướng lãnh thổ.
Các triều đại Tần – Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?
Các triều đại Tần – Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì cuối thời Văn Lang và thời Âu Lạc ở nước ta.