Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành
Dưới thời vua Lê Thái Tổ cả nước được chia làm 5 đạo do An phủ sứ đứng đầu. Dưới đạo là phủ, huyện, xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông 5 đạo được đổi thành 13 đạo thừa tuyên
Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào?
Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất do:
- Quyền lực tập trong cao độ trong tay nhà vua.
- Chính quyền chặt chẽ, với tay đến tận địa phương.
Tác phẩm nào sau đây là thành tựu toán học tiêu biểu thời Lê sơ?
Có hai tác phẩm tiêu biểu thuộc thành tựu toán học thời Lê sơ là: Đại thành toán pháp và Lập thành toán pháp.
Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
Để tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.
Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới triều vua nào?
Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) giáo dục khoa cử phát triển thịnh nhất, tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên
Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông có tên gọi là gì?
Thời vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa)
Quân đội thời Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?
Quân đội thời Lê sơ có hai bộ phận chính là quân ở triều đình và quân ở các địa phương
Lê Thánh Tông đã có đóng góp quan trọng gì đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XV?
Những đóng góp của Lê Thánh Tông đối với nền văn học dân tộc ở thế kỉ XV bao gồm:
- Vua Lê Thánh Tông để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ cho nền văn học nước nhà với khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm)..Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.
- Ông là người sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Sự ra đời của Hội Tao đàn đã đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?
Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa:
- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, quyền lực tập trung tối đa vào trong tay hoàng đế
- Tạo ra sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
=> Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao
=> Đáp án D: Quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ được thúc đẩy thông qua những chính sách cụ thể của nhà nước, tuy nhiên dưới triều Lê công cuộc khai hoang và mở rộng lãnh thổ chưa được đẩy mạnh như thế kỉ XVII – XVIII (còn gọi là quá trình “Nam tiến”).
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Sĩ Liên?
Ngô Sĩ Liên:
- Nhà sử học nổi tiếng thế kỉ XV.
- Từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, Sử quán tu soạn.
- Là một trong những tác giả của bộ Đại Việt sử kí toàn thư.
Chế độ ngụ binh ư nông không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?
Ngụ binh ư nông là chế độ quân sự mà vào thời bình cho về thay phiên nhau về quê làm ruộng, khi có chiến tranh thì lại được huy đông chiến đấu. Chính sách này mang lại nhiều hiệu quả như:
- Đảm bảo một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần
- Cung cấp lao động cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội khi một lực lượng lớn đã được cho về quê sản xuất
=> Đáp án D: với ngụ binh ư nông binh lính được cho về quê sản xuất chứ không còn tại ngũ (không phải là lực lượng thường trực chuyên chiến đấu)
Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là Trạng Lường?
Lương Thế Vinh được dân gian gọi là Trạng Lường do năm 1463 ông đỗ trạng nguyên và nổi tiếng là thần đồng trong lĩnh vực toán học đo lường
“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”
(Đại Việt sử kí toàn thư)
Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?
Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông đã cho thấy ý thức của người đứng đầu về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Nếu kẻ nào dám vi phạm thì sẽ bị nghiêm trị
Sự phát triển kinh tế Đại Việt thời Lê sơ không mang lại kết quả nào sau đây?
Nhờ nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Nền độc lập dân tộc và thống nhất đát nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.
=> Đáp án D: lịch sử Việt Nam chỉ phổ biến quá trình Nam tiến, không phải Bắc tiến.
Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách giáo dục thời Lê sơ (1428 – 1527)?
Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều được đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội là làm nghề ca hát.
=> Như vậy, không phải tất cả nhân dân đều được đi học đi thi.
Ý nào sau đây không phải là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ luật Hồng Đức?
- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).
- Nội dung chính của bộ luật là:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.
+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.
+ Có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia.
+ Khuyến khích phát triển kinh tế.
+ Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
=> Loại trừ đáp án: D
Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?
Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ:
- Bao gồm hai bộ phận là thủ công nghiệp nhà nước (Cục bách tác) và thủ công nghiệp địa phương
- Thủ công nghiệp thời Lê sơ mang tính chuyên môn hóa cao với sự xuất hiện của nhiều làng nghề thủ công chỉ chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định
- Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất
=> Đáp án D: thời Lê sơ thủ công nghiệp vẫn gắn bó mật thiết và liên quan chặt chẽ đến nông nghiệp.
Văn học Đại Việt dưới thời Lê sơ không đi sâu phản ảnh nội dung nào sau đây?
Văn học Đại Việt thời Lê sơ đề cập đến những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc.
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc.
- Thể hiện khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc
=> Đáp án C: là đặc điểm của văn học Đại Việt từ thế kỉ XVI trở đi