Bài 3. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Tây Âu
Sách chân trời sáng tạo
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những hai giai cấp là tư sản và vô sản:
- Tư sản là những chủ xưởng, chủ đồn điền, những thương nhân giàu có. Họ nắm trong tay tư liệu sản xuất, bỏ tiền ra thuê nhân công sản xuất
- Vô sản là phần đông là nông dân đã bị tước đoạt tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư bản.
Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư bản?
Ở châu Âu, quý tộc phong kiến và tư bản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô không có ruộng đất cày cấy, trở thành những người đi lang thang và cuối cùng buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản.
Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản?
– Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người, đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ thành những người làm thuê.
- Các cuộc phát kiến địa lý đã mang lại cho giai cấp tư sản một nguồn vốn và nhân công lớn phục vụ cho quá trình tích luỹ tư bản nguyên thủy
+ Vốn: Việc tìm gia con đường buôn bán mới với phương Đông đã thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ => giai cấp tư sản giàu lên nhanh chóng, tích lũy được nguồn vốn lớn cho sản xuất
+ Nhân công: quý tộc và tư sản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô không có ruộng đất cày cất, trở thành những người đi lang thang, cuối cùng buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp tư sản.
Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế Việt Nam thời kì trung đại?
Sau phát kiến địa lí, từ thế kỉ XVI - XVII, thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan,… ) đến buôn bán ở nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế Đông phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Gia Định…