Người Lào Thơng đóng vai trò như thế nào trong tiến trình phát triển của Lào?
Người Lào Thơng là chủ nhân của văn hóa đồ đá, đồ đồng. Họ tạo ra chum đá (cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng).
Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là
Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.
Hệ thống chữ viết của người Lào được xây dựng trên cơ sở vận dụng từ chữ của người
Cũng như các nhóm người Thái khác, người Lào có hệ thống chữ viết riêng của họ, cũng được xây dựng một cách sáng tạo trên cơ sở vận dụng nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi – an – ma.
Nội dung nào sau đây không chứng minh cho sự phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang ở các thế kỉ XV dến XVII?
Đáp án D: chỉ thời kì Ăng – co – thời kì phát triển thịnh vương của vương quốc Cam-pu-chia.
Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của sông Mê Công đối với nước Lào?
Đất nước Lào ngày nay gắn liền với dòng sông Mê Công. Sông Mê Công là nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước, vừa là yếu tố của sự thống nhất Lào về mặt địa lí.
Sông Mê Công không có vai trò là biên giới tự nhiên giữa Lào và Việt Nam.
Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành lập nước Lan Xang là
- Người Lào Thơng là chủ nhân của nền văn hóa đồ đá, đồ đồng từ hàng nghìn năm trước.
- Thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây, sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là người Lào Lùm.
=> Pha Ngừm đã thống nhất các mường ở Lào, lên ngôi vua (1353) và đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).
=> Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành lập nước Lan Xang là sự liên kết giữa các bộ tộc Lào Thơng và Lào Lùm.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lan Xang suy yếu là
Đến thế kỉ XVIII, Lan Xang xảy ra những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc, sau đó đất nước bị phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lan Xang suy yếu.
Việc cải cách hành chính và quân đội dưới thời vua Xu-li-nha Vông-xa đã thể hiện
Dưới thời vua Xu-li-nha Vông- xa:
- Đất nước chia thành 7 tỉnh.
- Bộ máy nhà nước: vua => một phó vương + 7 quan đại thần kiêm tổng đốc 7 tỉnh.
- Quân đội:
+ Chia thành 2 loại: quân thường trực của nhà vua và quân địa phương.
+ Mua thêm một số vũ khí của thương nhân châu Âu để trang bị cho quân đội.
=> Những chính sách cải cách hành chính và quân đội của vua Xu-li-nha Vông- xa thể hiện sự tài giỏi và lãnh đạo sáng suốt của nhà vua
=> Là nguyên nhân quan trọng đưa vương quốc Lan Xang phát triển thịnh đạt.
Nét đặc sắc của văn hóa Lào và văn hóa Campuchia thể hiện như thế nào?
Văn hóa Lào và Campuchia đều có nét đặc sắc là: Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp văn hóa bản địa để xây dựng nền văn hóa riêng đặc sắc.
- Đối với Cam-pu-chia:
+ Tiếp thu chữ Phạn của người Ấn để sáng tạo ra chữ viết riêng của người Khơ – me.
+ Tiếp thu văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo Đại thừa đi liền với các công trình kiến trúc lớn.
- Đối với Lào:
+ Vận dụng sáng tạo nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma để tạo ra chữ viết riêng.
+ Tiếp thu đạo Phật đi liền với các công trình kiến trúc Phật giáo, vẫn có dáng vẻ độc đáo và riêng biệt của người Lào.
Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là
Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là những chiếc chum đá khổng lồ. Cánh đồng chum vẫn đang là trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại thời chiến tranh thuộc Chiến tranh bí mật vẫn gây thương thích mỗi tuần. Trong thời kỳ chiến tranh đó, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở 3 vị trí là Vị trí 1, 2 và Vị trí 3 và phải theo chỉ dẫn của các biển báo các quả bom chưa nổ nhưng nhiều người vẫn không để ý đến các biển báo này.
Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào?
Đến nửa cuối thế kỉ XIX, Lào và các nước trên bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Campuchia) đều bị thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị:
- Đối với Lào: năm 1893, Pháp xâm lược và biến thành thuộc địa.
- Đối với Campuchia: năm 1863, Pháp đến xâm lược.
- Đối với Việt Nam: năm 1858, Pháp đến xâm lược và hoàn thành về cơ bản vào năm 1884.