Tộc người nào chiếm đa số ở vương quốc Cam-pu-chia?
Ở Cam-pu-chia, tộc người chiếm đa số là Khơ – me. Địa bàn sinh tụ đầu tiên của người Khơ – me ở phía bắc nước Cam-pu-chia ngày này.
Thời kì Ăng – co được coi đóng vị trí như thế nào trong lịch sử vương quốc Campuchia?
Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam pu chia (Ăng co huy hoàng) – sau này lấy tên Ăng – co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến.
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
- Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
- Kinh đô Ăngco với đền tháp đồ sộ như Ăng – co Vát, Ăng – co Thom.
Người Khơ – me đã dựa trên chữ viết nào của người Ấn để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình từ thế kỉ VII?
Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ – me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ – me đã sáng tạo nên hệ chữ viết riêng của mình gọi là chữ Khơ – me cổ.
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về người Khơ – me ở vương quốc Cam-pu-chia?
Tộc người Khơme (thuộc nhóm Môn):
- Chiếm đa số ở Cam-pu-chia.
- Sống ở phía bắc Cam- pu -chia.
- Giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước.
- Ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ, biết khắc chữ Phạn.
Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: thời kì Ăng – co là thời kì huy hoàng của vương quốc Cam-pu-chia?
Những biểu hiện chúng tỏ Ăng – co là thời kì huy hoàng của vương quốc Cam-pu-chia bao gồm:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
- Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
- Kinh đô Ăng co với đền tháp đồ xộ như Angcovát, AngcoThom.
Đáp án D: là đặc điểm phát triển của Vương quốc Lào.
Các vua Cam-pu-chia thời kì Ăng – co có thể không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài dựa trên nhân tố nào?
Các vua Cam-pu-chia thời kì Ăng – co có thể không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài dựa trên sự ổn đinh về kinh tế và xã hội:
- Kinh tế: các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp phát triển cùng với nền thủ công nghiệp thịnh đạt, đặc biệt các bức phù điêu của các đền tháp => tạo tiềm lực mạnh để xâm chiếm các nước khác.
- Xã hội: sự phát triển về kinh tế kéo theo những ổn định về mặt xã hội. Các phong trào đấu tranh của nhân dân ít diễn ra sẽ là điều kiện thuận lợi để bộ phận đứng đầu vương quốc Cam-pu-chia tiến hành xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
=> Từ thế kỉ X – XII, Cam-pu-chia trở thành vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
Cam-pu-chia bước vào thời kì phải đối phó các cuộc tấn công từ bên ngoài và những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau bắt đầu từ
Cuối thế kỷ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiến, năm 1432 người Khơme bỏ kinh đô Ăngco, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh. Kể từ đây, Chính quyền phong kiến Campuchia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau. Tình hình diễn biến phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).
=> Cam-pu-chia bước vào thời kì phải đối phó các cuộc tấn công từ bên ngoài và những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau bắt đầu từ sự tấn công và gây chiến nhiều lần của người Thái.
Nét đặc sắc của văn hóa Lào và văn hóa Campuchia thể hiện như thế nào?
Văn hóa Lào và Campuchia đều có nét đặc sắc là: Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp văn hóa bản địa để xây dựng nền văn hóa riêng đặc sắc.
- Đối với Cam-pu-chia:
+ Tiếp thu chữ Phạn của người Ấn để sáng tạo ra chữ viết riêng của người Khơ – me.
+ Tiếp thu văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo Đại thừa đi liền với các công trình kiến trúc lớn.
- Đối với Lào:
+ Vận dụng sáng tạo nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma để tạo ra chữ viết riêng.
+ Tiếp thu đạo Phật đi liền với các công trình kiến trúc Phật giáo, vẫn có dáng vẻ độc đáo và riêng biệt của người Lào.