Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy:
Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi U-ran.
Dãy Hi-ma-lay-a thuộc Trung Quốc, dãy At-lat thuộc Bắc Phi còn dãy Al-det thuộc Nam Mĩ => Những dãy núi này không phải ranh giới giữa châu Âu và châu Á.
Khí hậu ôn đới lục địa có ở khu vực các nước:
Những nước có khí hậu ôn đới lục địa là các nước thuộc khu vực Đông Âu.
Khi quan sát mô bần (vỏ một loài cây) qua kính hiển vi, Robert Hooke nhìn thấy nó được cấu tạo từ những ô hay khoang rất nhỏ. Trong ấn phẩm Micrographia (1665) ông gọi chúng là:
Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành:
Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
Khí hậu ôn đới hải dương có ở khu vực:
Những nước có khí hậu ôn đới hải dương là các nước thuộc khu vực Tây Âu.
Vào những năm 1670, ai là người phát hiện ra vi khuẩn và động vật nguyên sinh dưới hình dạng của tế bào:
Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek là người phát hiện ra vi khuẩn và động vật nguyên sinh
Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông:
Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông chiếm 2/3 diện tích châu lục.
Khí hậu địa trung hải có ở khu vực:
Những nước có khí hậu địa trung hải là các nước thuộc khu vực Nam Âu.
Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:
Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
Thời tiết không lạnh lắm và mưa vào thu – đông là đặc điểm của môi trường:
Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu – đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.
Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:
Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Chỉ một phần nhỏ phía cực Bắc là khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.
Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm:
Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm là mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, càng vào sâu trong nội địa càng lạnh và tuyết rơi nhiều. Mùa hạ nóng và có mưa.
Các sông quan trọng ở châu Âu là:
Các sông quan trọng ở châu Âu là sông Đa-nuyp, Rai-nơ và sông Von-ga. Nhiều sông ở châu Âu được nối với nhau bởi các kênh đào tạo thành một hệ thống đường thủy dày đặc.
Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng:
Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng lá rộng (sồi, dẻ,…). Vào sâu trong lục địa, rừng lá rộng nhường chỗ cho rừng lá kim (thông, tùng,…).
Châu Âu có 4 kiểu khí hậu:
Châu Âu có 4 kiểu khí hậu, đó là ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới và khí hậu Địa Trung Hải.
Tính chất ôn đới lục địa của khí hậu châu Âu không thể hiện ở đặc điểm:
Tính chất ôn đới lục địa của khí hậu châu Âu thể hiện ở đặc điểm la mùa đông kéo dài và có tuyết rơi còn mùa hạ nóng, có mưa nhưng lượng mưa không lớn, thường chỉ trên dưới 700mm/năm.
Địa hình chủ yếu của châu Âu là:
Địa hình chủ yếu của châu Âu là đồng bằng với một số đồng bằng rộng lớn như Đồng bằng Đông Âu, Đồng bằng Pháp, Đồng bằng hạ lưu Đa-Nuyp,…
Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là:
Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là là dãy núi An-Pơ ở phía Nam châu Âu, cao trung bình trên 2000m. Một số dãy núi cao trung bình khoảng từ 1000 – 2000m như Xcan-đi-na-vi, Cát-pát, Py-rê-nê, Ban-Căng, An-Pơ Đi-na-rich,…
Điểm không phải là nét đặc trưng của khí hậu ôn đới hải dương ở châu Âu:
Đặc điểm đặc trưng của khí hậu ôn đới hải dương ở châu Âu là mùa hạ mát, mùa đông ấm. Nhiệt độ trung bình năm trên 00C, mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1000mm). Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu của các nước này ấm, ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.
Nguyên nhân đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới là do:
Nguyên nhân đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới là do châu Âu nằm trong vùng đới ôn hòa. Nằm khoảng từ vĩ tuyến 360B đến 710B nên hằng năm nhận được lượng bức xạ từ Mặt Trời không nhiều như vùng nhiệt đới nhưng cũng không quá ít như vùng hàn đới.