• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
61 lượt xem
2 đáp án
45 lượt xem

ĐỀ 1: Hikikomori Hikikomori là một hiện tượng xã hội. Ban đầu, đối tượng tự cắt đứt mối quan hệ với bạn bè và trường học, sau đó thu hút sự quan tâm của gia đình, trước hết là người mẹ. Cuối cùng, trong giai đoạn thứ ba, hikikomori chấm dứt quan hệ với gia đình và tập trung sự hung hãn vào chính mình. Trong căn phòng, hikikomori không làm gì cả ngoại trừ việc lên Internet vào buổi tối và ngủ suốt ngày. Chìm ngập trong thế giới ảo tưởng của chính họ, hikikomori hoàn toàn cách ly với cộng đồng. Suốt nhiều năm, hikikomori là bị xem là đề tài cấm kị, đến cuối thập niên 90, họ đột nhiên bị rơi vào tầm ngắm của các phương tiện thông tin đại chúng, bởi những hành vi phạm pháp nghiêm trọng. Tháng 5 năm 2000, một hikikomori 17 tuổi chạy trốn khỏi bệnh viện tâm thần, đã cướp xe buýt sau khi giết chết một hành khách. Tiếp theo là vụ bê bối liên quan đến chàng trai hikikomori 24 tuổi, bắt cóc một cô gái 17 tuổi và suốt bốn tháng liền, anh ta đã đóng rọ miệng nạn nhân. Tuy nhiên, giới chuyên gia địa phương cho rằng, đa số hikikomori không làm hại ai, ngoài bản thân họ. Nguyên nhân là do khá đông giới trẻ đam mê phát cuồng phim ảnh duy linh và trò chơi điện tử, từ lâu đã lựa chọn thế giới ảo làm điểm tựa tinh thần duy nhất. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một nơi có môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Các bậc phụ huynh tự tạo áp lực cho con cái của mình, chạy đua vào đại học danh giá để có cơ hội làm việc tại những công ty, tập đoàn danh giá. Chỉ có 20% là đạt được ước vọng, còn số đông thanh niên không được tuyển dụng, cảm thấy cuộc đời trở nên vô nghĩa, và rồi, họ tự rút lui và biến mất giống như một hikikomori thực thụ. 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Tóm tắt nội dung văn bản trên bằng 1 câu khoảng 20 từ. 3. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ, thái độ của anh (chị) về vấn đề trên?

2 đáp án
45 lượt xem
2 đáp án
54 lượt xem
1 đáp án
49 lượt xem
2 đáp án
63 lượt xem
2 đáp án
48 lượt xem
2 đáp án
60 lượt xem
2 đáp án
59 lượt xem

Mùa lúa chét rộn rã quê nhà. Hừng đông tôi theo ông ra đồng mót những bông lúa chét co ro trong mùa đông cô lạnh trong niềm nuối tiếc khôn nguôi khi từ giã đám trẻ quanh sân lúa. Những bông lúa chét trơ vơ vương vãi khắp cánh đồng, dấu chân ông bấu vào đất, nước lạnh căm căm. Bình minh lên cũng thập thững phía bên kia đồi, tia nắng yếu ớt không làm cho cơn gió mùa ấm dần lên. Ông cúi nhặt nâng niu từng hạt lúa còn sót lại. Cánh đồng mênh mang gốc rạ, ông vạch tìm từng bông lúa còn nấp mình trong cỏ. Khói đốt đồng bảng lảng vờn quanh xóm nhỏ, gió đồng thổi rưng rức rít vào da thịt. Đám cỏ khô ngún cháy bừng bừng, khói dày đặc vẽ lên nền trời đồng những mảng khói mơ hồ thê thiết. Tôi thích nhìn những ngọn khói vô tình bay lên rồi tan biến. Để những điều mông muội theo từng đợt khói hòa vào trời đông tê cóng. Tôi theo ông qua từng cánh đồng. Lúa chét không nhiều mà hạt lúa cũng không căng mẩy. Nhưng nó là món quà cho những năm thiếu gạo, cho những tháng ngày túng quẫn. Những cánh đồng cứ nối dài theo mỗi bước ông đi. Ông nâng niu những bông lúa mà người ta đã bỏ quên, để chia sẻ một phần cơ cực cho gia đình. Dáng ông nhỏ nhoi giữa đồng, cơn gió mùa thổi qua chạm vào những nốt đồi mồi đã kéo dày trên người ông. Tôi lặng bước bên ông, để cố nhặt thật nhiều bông lúa. Để khỏi nhìn thấy ông cả đời cúi mình trước lúa. Ông vẫn bảo: “Cây lúa cúi càng thấp thì càng nhiều hạt. Đời người đừng quá vội ngẩng cao đầu”. Tôi vẫn nhớ lời ông dạy vào những ngày đông rét mướt, để an yên bước qua những ngày tất tưởi. Điều khiến em xúc động khi đọc đoạn trích trên là gì?

2 đáp án
164 lượt xem
1 đáp án
59 lượt xem