Phân tích tác dụng của đoạn thơ sau : Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước

2 câu trả lời

Tự tin, tự hào khi nhà thơ nghĩ về hành trình “đi lên phía trước” của dân tộc để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng Tổ quốc Việt Nam "mười lần đẹp hơn” như Bác Hồ mong muốn. Ba chữ “cứ đi lên...” làm toát lên ý chí mạnh mẽ, sáng chói niềm tin. Hình ảnh đất nước được nhân hóa diễn tả tình yêu nước vô cùng sâu nặng của tác giả. Phép đối được nhà thơ vận dụng sáng tạo làm cho câu thơ giàu hình ảnh và gợi cảm:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Đoạn thơ trên trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để lại trong lòng chúng ta một ấn tượng sâu sắc.

Biện pháp nghệ thuật:

- Đối

- Điệp từ

- Nhân hóa

- So sánh

   Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu cuộc đời, đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả. Đoạn trích trên là  khổ thơ thứ 3 của tác phẩm. Chỉ với bốn câu thơ mà tác giả đã khái quát được cả hành trình của đất nước trong bốn ngàn năm lịch sử. Đất nước ta để có được như ngày hôm nay đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, bao nhiêu là hi sinh, mất mát. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh đất nước như vì sao tỏa sáng chói lọi trên bầu trời. Sao là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi không gian và thời gian. Đất nước ta cũng sẽ tỏa sáng  rực rỡ trong tương lai. Ba chữ “cứ đi lên...” làm toát lên ý chí mạnh mẽ, sáng chói niềm tin.  Qua đó bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp. Đất nước ta mãi trường tồn với thời gian.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm