Giúp mik soạn bài từ ghép Đi

2 câu trả lời

I. Các loại từ ghép

1.

Từ Tiếng chính Tiếng phụ

Bà ngoại Bà Ngoại

Thơm phức Thơm phức

→ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính

2. Các tiếng “quần áo” và “trầm bổng” không phân ra từ chính, từ phụ vì nghĩa của các tiếng tương đương nhau về mặt nghĩa.

II. Nghĩa của từ ghép

1. Nghĩa của từ bà rộng hơn nghĩa của từ bà ngoại

Nghĩa của từ thơm rộng hơn nghĩa của từ thơm phức

→ Từ ghép chính phụ có tình phân nghĩa

2. Nghĩa của từ quần hẹp hơn nghĩa của từ quần áo

Nghĩa của từ trầm hẹp hơn nghĩa của từ trầm bổng

→ Từ ghép tổng hợp có tính chất hợp nghĩa

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Từ ghép chính phụ Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ

Từ ghép đẳng lập Suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới

Bài 2 (Trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tiếng Từ ghép chính phụ

Bút Bút bi, bút mực, bút chì, bút màu, bút điện…

Thước Thưởng kẻ, thước vuông, thước đo độ

Mưa Mưa rào, mưa ngâu, mưa phùn

Làm Làm lụng, làm việc, làm nhà, làm tin

Ăn Ăn chay, ăn mảnh, ăn kiêng…

Trắng Trắng tinh, trắng muốt, trắng xóa

Vui Vui thú, vui vẻ, vui tính, vui miệng

Nhát Nhát chết, nhát ma, nhút nhát…

Bài 3 (trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- núi: núi rừng, núi sông

- mặt: mặt mũi, mặt mày

- ham: ham mê, ham muốn, ham thích

- học: học hành, học hỏi

- xinh: xinh tươi, xinh đẹp

- tươi: tươi đẹp, tươi tốt

Bài 4 (Trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Chỉ có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở vì:

- Trong tiếng Việt khi danh từ mang nghĩa cá thể mới có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng cụ thể đứng trước.

- Từ sách vở mang nghĩa tổng hợp nên không thể kết hợp với từ cuốn mang nghĩa cá thể được

Bài 5 (trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)

a, Không thể gọi mọi thứ là hoa hồng vì hoa hồng là tên một loại hoa để phân biệt với các loại hoa khác, đây không phải từ gọi lên dựa theo màu sắc

b, Nam nói đúng vì áo dài là tên một loại áo, không phải chỉ cái áo may bị dài quá

c, Cà chua là tên gọi một loại quả dù nó ngọt, chua, chát. Vì thế có thể nói “quả cà chua này ngọt quá”

d, Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng tên gọi một loại cá làm cảnh.

Bài 6 (trang 15 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai từ ghép chính phụ: mát tay, nóng lòng

Một từ ghép đẳng lập: gang thép

Mát tay: mát ( cảm giác mát mẻ, dễ chịu) và tay (bộ phận trên cơ thể con người)

- Nóng lòng: nóng (có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình) và lòng ( được chuyển nghĩa nói về tâm lý, tình cảm của con người)

- gang thép: chỉ sự cứng cỏi, vững vàng tới mức không lay chuyển được

→ Các từ trên khi ghép lại đã trải qua quá trình biến đổi nghĩa, mang một nghĩa mới chỉ con người.

Bài 7 (trang 16 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Máy hơi nước: máy là tiếng chính, tiếng hơi nước phụ tiếng máy, tiếng nước phụ cho tiếng hơi

Than tổ ong: tiếng than là tiếng chính, tổ ong phụ cho tiếng máy, trong đó tiếng ong phụ cho tiếng tổ

Bánh đa nem: tiếng Bánh là tiếng chính, tiếng đa nem phụ cho tiếng bánh, tiếng nem phụ tiếng đa.

đáp án :

I. Các loại từ ghép:

1.

- Tiếng chính: bà, thơm.

- Tiếng phụ: ngoại, phức.

Nhận xét: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.Tiếng phụ bổ sung ý cho tiếng chính.

2.

Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.

II. Nghĩa của từ ghép:

1. So sánh nghĩa:

* Bà ngoại và bà:

- Khác nhau:

+, Bà ngoại: chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ.

+, Bà: chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ.

* Thơm phức và thơm

- Khác nhau:

+, Thơm phức: chỉ mùi thơm đậm đặc, gây ấn tượng mạnh.

+, Thơm: chỉ mùi thơm nói chung.

2. So sánh nghĩa:

* Quần áo với quần, áo:

- Quần áo: chỉ chung cả quần áo.

- Quần, áo: chỉ riêng lẻ cái quần, cái áo.

* Trầm bổng với trầm, bổng:

- Trầm bổng: chỉ âm thanh lúc thấp lúc cao

- Trầm, bổng: chỉ từng cao độ cụ thể.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm