Giúp mình soạn bài Cuộc chia tay của các con búp bê

2 câu trả lời

Bạn tham khảo nhé:

Câu 1:

* Truyện viết về hai anh em Thành – Thủy khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một nơi, phải chia đồ chơi và chia tay lớp, cô giáo.

* Nhân vật chính: hai anh em Thành – Thủy.

Câu 2:

a. Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất.

Đảm bảo tính khách quan của người kể, có tính thuyết phục, tạo nên tính chân thực, diễn tả sâu sắc những tình cảm của hai anh em.

b.

* Tên truyện liên quan đến ý nghĩa của truyện : người lớn chia tay thì trẻ con và đồ chơi của chúng cũng phải chia tay, xa nhau.

Những con búp bê là đồ chơi của trẻ nhỏ, gợi sự ngây thơ, trong sáng. Trong truyện, chúng không có lỗi cũng giống như Thành và Thủy nhưng cũng phải chia tay.

Câu 3: Các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành và Thủy rất gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm với nhau:

- Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động để vá áo cho anh.

- Thành nhường đồ chơi cho em, giúp em học tập và đưa em đi chơi.

- Thủy biết anh Thành sợ ma nên nhường con Vệ Sĩ gác đêm cho anh.

Câu 4:

* Lời nói và hành động của Thủy có sự mâu thuẫn khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: Thủy rất giận dữ khi thấy anh chia Vệ Sĩ và Em nhỏ ra nhưng cũng thương anh vì sợ đêm anh không có con Vệ Sĩ canh gác.

* Cách giải quyết mâu thuẫn là bố mẹ Thủy không chia tay nhau nữa thì búp bê cũng không phải chia rời.

* Kết thúc truyện, Thủy đã chọn cách giải quyết là để con Vệ Sĩ cạnh con Em Nhỏ. Chi tiết này gợi cho em thấy Thủy là một đứa bé giàu lòng vị tha, thương anh và thương cả búp bê. Thủy chấp nhận mình bị chia lìa còn hơn là để búp bê phải xa nhau.

⟹ Sự chia tay của hai anh em thật là vô lý.

Câu 5:

* Chi tiết trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng là: Từ nay Thủy sẽ không đi học nữa, do nhà bà ngoại ở xa trường, mẹ Thủy sẽ sắm cho Thủy một cái thúng đi bán hoa quả.

* Chi tiết khiến em cảm động: Cô giáo Tâm tặng Thủy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng. Nhưng Thủy lại nói Thủy không đi học nữa.

⟹ Chi tiết này khiến em cảm động là bởi vì chỉ do bố mẹ chia tay mà Thủy không còn được đi học, phải lao động kiểm tiền khi vẫn đang độ tuổi cắp sách tới trường.

Câu 6:

* Thành thấy kinh ngạc khi thấy “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn như mọi ngày: yên ả, tươi đẹp chỉ có Thành và Thủy là phải chịu tổn thương xa rời, Thành tâm hồn dường như đang nối giông bão.

⟹ Tâm lý của Thành được miêu tả chính xác , làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.

Câu 7:

Tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người:

- Những người làm cha làm mẹ hãy cố gắng giữ gìn mái ấm gia đình để trẻ em được sống trong hạnh phúc và được hưởng những quyền cơ bản của trẻ em.

- Thông cảm, sẻ chia với những em bé bị bất hạnh vì gia đình tan vỡ.

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “hiếu thảo như vậy”): Cảnh hai anh em chia đồ chơi.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “trùm lên cảnh vật”): Thủy chia tay lớp học.

- Đoạn 3 (Còn lại): Hai anh em chia tay nhau.

Nội dung chính: Truyện viết về những nỗi bất hạnh của trẻ thơ khi gia đình rơi vào cảnh li tán vì bố mẹ li hôn. Với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt, văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát mà hai anh em Thành và Thủy phải hứng chịu. Từ đó gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ: Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc.

Câu 1 (trang 26, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Truyện viết về hai anh em Thành – Thủy khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một nơi, phải chia đồ chơi và chia tay lớp, cô giáo.

- Nhân vật chính: hai anh em Thành – Thủy.

Câu 2 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

a) Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất, giúp đảm bảo tính khách quan của người kể, có tính thuyết phục, tạo nên tính chân thực, diễn tả sâu sắc những tình cảm của hai anh em.

b) Tên truyện liên quan đến ý nghĩa của truyện : Những con búp bê gợi sự ngây thơ, trong sáng, chúng không có lỗi cũng giống như Thành và Thủy nhưng phải chia tay.

Câu 3 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Các chi tiết trong truyện cho thấy hai anh em Thành và Thủy rất gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm với nhau:

- Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động để vá áo cho anh.

- Thành nhường đồ chơi cho em, giúp em học tập và đưa em đi chơi.

- Thủy biết anh Thành sợ ma nên nhường con Vệ Sĩ gác đêm cho anh.

Câu 4 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Lời nói và hành động của Thủy có sự mâu thuẫn khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: Thủy rất giận dữ khi thấy anh chia Vệ Sĩ và Em nhỏ ra nhưng cũng thương anh vì sợ đêm anh không có con Vệ Sĩ canh gác.

- Cách giải quyết mâu thuẫn là gia đình tái hợp, không chia xa.

- Kết thúc truyện, Thủy đã chọn cách giải quyết là để con Vệ Sĩ cạnh con Em Nhỏ. Chi tiết này cho thấy Thủy là một đứa bé giàu lòng vị tha, luôn mong ước và khát khao hạnh phúc.

Câu 5 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học, điều làm cô giáo bàng hoàng là: Từ nay Thủy sẽ không đi học nữa, do nhà bà ngoại ở xa trường, mẹ Thủy sẽ sắm cho Thủy một cái thúng đi bán hoa quả.

- Chi tiết khiến em cảm động: Cô giáo Tâm tặng Thủy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng. Nhưng Thủy không dám nhận vì không đi học nữa.

⟹ Thủy phải gánh chịu mất mát quá lớn: thiếu thốn tình cảm của bố và anh trai, phải chịu cảnh thất học và ra đường kiếm sống khi tuổi còn quá nhỏ.

Câu 6 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Thành thấy “kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” vì: cuộc sống vẫn yên ả, tươi đẹp như mọi ngày, chỉ có Thành và Thủy là phải chịu sự mất mát và tổn thương.

⟹ Tâm lý của Thành được miêu tả chính xác , làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.

Câu 7 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người: Hạnh phúc gia đình vô cùng thiêng liêng. Hãy bảo vệ, trân trọng và giữ gìn nó.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm