• Lớp 9
  • Môn Học
  • Mới nhất

ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Em bé của chị! Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng.(...)Tất cả vỡ òa cảm xúc! (...) (2)Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó lànhững bác sĩ không quản ngày đêm hi sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh.Tấm chắn giọt băn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áoướt đẫm mồ hôi cho dù là đang giữa những ngày đông tháng giá. Đó là những ngườitự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô ytá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấykhóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát "À ơi, con cò bay là bay la... ". Em à! Chị thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần mộttháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “Khu vực cách ly đặc biệt” kiakhông phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới củasự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anhhùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chịbiết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi màlà được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người. (Trích “Thư gửi em bé gái được sinh ra khi mẹ đang điều trị Covid-19", Đào Anh Thư, Giải nhất Quốc Gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2021) Câu 1.(0,5 điểm) Bức thư được viết cho ai? Viết trong hoàn cảnh nào? Câu 2.(0,5 điểm): Trong thư, cô bé có nhắc đến những con người thầm lặng nào? Câu 3.(1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn (2) Câu 4. (1,0 điểm) Trong cái nhìn của tác giả bức thư, khu cách ly đặc biệt hiện lên như thế nào? Điều đó gợi cho em cảm xúc gì? Câu 5.(1,0 điểm) Qua bức thư em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong việc giảm gánh nặng cho đội ngũ y tế tuyến đầu? II.LÀM VĂN (6.0 điểm) Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế vào xuân qua khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

1 đáp án
6 lượt xem

Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã kể về giây phút chia tay đầy xúc động giữa hai cha con ông Sáu: …Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba…a…a… ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. Câu 2: (1 điểm)Trong câu văn “Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.”, nhân vật “tôi” ở đây là ai? Trong truyện, việc lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện như vậy có tác dụng gì? Câu 3: (1 điểm) Đoạn trích trên nằm ở tình huống nào của truyện? Nêu ý nghĩa của tình huống đó. *Câu quan trọng*: Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 16 câu) làm rõ giá trị của gia đình trong giai đoạn hiện nay. Ai giúp mình đc câu quan trọng với ạ, mình sẽ vote 5 sao và trả lời hay nhất (không nhất thiết phải 16 câu, 11-15 câu là đc)

2 đáp án
6 lượt xem

Phần II (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”? Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Trích Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2004) Câu 1 (1,0 điểm): Văn bản trên sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại để xây dựng nhân vật? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó? Câu 2 (1,0 điểm): Trước lỗi lầm của bạn, “anh” đã viết lên cát vì “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian” giúp em hiểu được nét đẹp nào trong cách ứng xử của con người? giúp mình với ạ

2 đáp án
8 lượt xem

Nhà bác học Ê-đi-xơn Vào năm 12 tuổi Ê-đi-xơn đã phải thôi học ở trường tiểu học, suốt ngày đi bán báo kiếm thêm tiền lo cho sinh hoạt của cả gia đình. Một buổi tối, khi đi làm về, Ê-đi-xơn đã nhìn thấy mẹ đang quằn quại trên giường. Thầy thuốc nói: “Mẹ cậu bị đau ruột thừa cấp tính, cần phải mổ ngay không thể chậm trễ”. Song vì nhà nghèo không có tiền để chữa bệnh ở bệnh viện, mà ở nhà thì trời quá tối, nếu chỉ dựa vào ánh sáng của mấy ngọn nến thì không đủ sáng để thầy thuốc tiến hành ca mổ. Thương mẹ, Ê-đi-xơn suy nghĩ rất lâu và rồi bỗng cậu bé nghĩ ra cách thực hiện ý tưởng đó. Ê-đi-xơn tháo cánh cửa gương ở tủ quần áo ra và chạy sang hàng xóm mượn về mấy tấm gương lớn, một số nến và đèn dầu. Cậu đặt các tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương, điều chỉnh vị trí đặt chúng cho ánh sáng tập trung để thầy thuốc mổ cho mẹ mình. Và nhờ có đủ ánh sáng, ca mổ tiến hành một cách thuận lợi. Mẹ Ê-đi-xơn đã được cứu sống. Về sau, nhờ năng động sáng tạo, Ê-đi-xơn đã tìm tòi, sáng chế ra đèn điện và nhiều phát minh có giá trị khác như máy ghi âm, điện thoại, máy chiếu phim, tàu điện... Đó là những bước ngoặt lớn trong lịch sử văn minh của loài người. (Theo Nhà bác học và án tử hình - NXB Thanh niên, Hà Nội, 1992) a. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên. b. Theo tác giả, sự năng động sáng tạo đã đem lại kết quả gì cho Ê-đi-xơn? c. Xác định, gọi tên một biện pháp nghệ thuật và một phép liên kết có trong văn bản trên.

1 đáp án
6 lượt xem

Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi: Gia đình thời Covid- Sống chậm lại để yêu thương nhiều hơn Hơn một năm qua, diễn biến của dịch COVID-19 đã gây ra những xáo trộn không nhỏ trong đời sống xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình. Việc phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 là trách nhiệm chung của mọi người, của toàn xã hội. Song ở góc nhìn khác, dịch bệnh cũng là cơ hội để nhiều người tìm về với giá trị gia đình, sưởi ấm tình cảm gia đình thiêng liêng, và có thời gian gần gũi với cha mẹ, con cái... Hạnh phúc là gì? Chẳng phải là khi nhìn thấy những người thân yêu của ta vẫn khỏe mạnh, bình yên bên ta, để có thể cùng nhau ăn một bữa cơm, uống một chén trà, cùng nhau nghe một bản nhạc quen, cùng nhau đọc một cuốn sách mới đó sao? “Sống chậm lại để yêu thương nhiều hơn” - Đó là thông điệp ý nghĩa nhất trong giai đoạn khó khăn này. (Nguồn Internet) Câu 1: (0,5 điểm) Theo bài viết trên, vì sao dịch bệnh lại là cơ hội? Câu 2: (0,5 điểm) Phân tích câu văn “Hơn một năm qua, diễn biến của dịch COVID-19 đã gây ra những xáo trộn không nhỏ trong đời sống xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình.” Và cho biết đó là kiểu câu gì xét về mặt cấu tạo?

2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
4 lượt xem