Được thư Mẹ … Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu long con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn gia đi vì lí tưởng. Ba năm qua trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả. Câu hỏi: từ ngữ liệu trên viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Helpppppppppp
1 câu trả lời
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức hi sinh (Một trong những đức tính tốt đẹp phản ánh chính xác nhân cách con người chính là đức hi sinh).
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Đức hi sinh: sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
Mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Khi người khác hi sinh cho chúng ta, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, chính vì vậy, sự hi sinh của chúng ta đối với người khác cũng sẽ làm cho họ tốt hơn.
Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống.
Người có đức hi sinh sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.
Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh và thế hệ các vị anh hùng đi trước hi sinh tuổi xuân và cả mạng sống của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; mẹ là người hi sinh cho những người con,…
d. Phản biện
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: đức hi sinh, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Đoạn mẫu :
Kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta là hành trình gian khổ và không ít những hi sinh. Đặc biệt, ta thấy được những người trẻ tuổi với sự hi sinh trong những năm tháng gian khổ ấy. Người trẻ ở đây là chỉ những thanh niên mang trong mình nhiệt huyết, sức sống mạnh mẽ. Họ đã không ngại khó, ngại khổ xông pha nơi chiến trường bom đạn không tiếc thân mình. Hình ảnh của Võ Thị Sáu, Lí Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Nông Văn Dền, cho ta thêm hiểu về tuổi trẻ Việt Nam nhiệt huyết, lớn mạnh. Sự hi sinh của họ xuất phát từ lòng yêu nước lớn lao. Chính chân dung đẹp đẽ của họ giúp chúng ta hôm nay nhận thức được bản thân cần nỗ lực, cần cố gắng ra sao vì sự phát triển của đất nước. Trong những tháng năm bom đạn, thế hệ trẻ Việt nam khôn ngần ngại hi sinh. Ý thức dân tộc đã soi chiếu tâm hồn và dìu dắt họ, giúp họ vượt lên áp lực bom đạn chiến tranh. Và vẻ đep, sự kiên cường, nỗ lực của họ là tầm gương về ý chí, nghị lực cho mỗi người dân Việt Nam và đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay.
@tranphuonglinh272009