• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem

Bài 1: Cho các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: a) Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần: - Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) b) Nhưng nói ra làm gì nữa. Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. (Nam Cao, Lão Hạc) c) Mẹ tôi giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra . - Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. [...] - Lằng nhằng mãi. Chia ra. Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng. (Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê) Hãy xác định cầu cầu khiến trong đoạn văn trên và cho biết câu cầu khiến đó dùng để làm gì? Bài 2: Đặt 1 câu cầu khiến dùng để khuyên bảo và 1 câu cầu khiến dùng để yêu cầu? Bài 3: Trong đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến? "Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi: - Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa." (Tôi đi học, Thanh Tịnh) Bài 4: Viết đoạn văn khoảng từ (8- 10 câu), chủ đề tự chọn. Trong đó có sử dụng ít nhất một câu cầu khiến, gạch chân dưới câu cầu khiến đó?

1 đáp án
82 lượt xem

-Chỉ ra câu ghép và phép nối trong đoạn văn? Thi trung hữu họa là việc dùng thơ để tái hiện những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp thay thế cho những vật liệu vẽ bình thường. Khổ thơ thứ ba trong bài Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ đã thể hiện được sự tài hoa của thi trung hữu họa trong thơ Thế Lữ. Thật vậy, khổ ba là bức tranh tứ bình được vẽ nên bằng chất liệu thơ từ đó thể hiện được quá khứ oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm. Hai câu thơ đầu "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối? Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan". Khung cảnh tuyệt đẹp của những đêm trăng vàng hiện ra làm nền cho sự oai phong lẫm liệt của hổ. Hình ảnh nhân hóa "say mồi" và "uống ánh trăng tan" là hình ảnh lãng mạn nhưng vô cùng oai phong của chúa sơn lâm. Tiếp theo là hình ảnh của những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng:" Đâu những ngày mưa chuyển bố phương ngàn/ Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?". Hình ảnh những trận mưa to cùng với thái độ "lặng ngắm" của chúa sơn lâm để thể hiện được thái độ ngang tàng và quá khứ vàng son của hổ. Những ngày ngắm giang sơn từng bước đổi mới thật vĩ đại và khí phách chứ ko phải là hiện tại giả dối như thế này. Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng và hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muông. "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội...tưng bừng". Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Đó chính là sự hoài niệm về những ngày được sống trong thiên nhiên tươi đẹp của chúa sơn lâm. Đặc biệt nhất chính là hình ảnh cuối "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là hình ảnh tuyệt đẹp của hoàng hôn cùng tư thế, khí phách độc tôn của hổ. 4 bức tranh thiên nhiên trong khổ 3 đều là những hình ảnh tuyệt đẹp nhằm làm tôn lên tư thế và khí phách oai phong, lẫm liệt của chúa sơn lâm có 1 quá khứ vàng son.

2 đáp án
17 lượt xem