• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi "mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay", cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây thường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã "ngồi nép trong một xó tường", thu đôi chân vào người" nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn cả giá rét đã khiến em "càng thấy rét buốt hơn". Em không thể về vì biết "nhất định cha em sẽ đánh em". Điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. (Sách Bồi dưỡng Ngữ văn 8, trang 45 - NXB Giáo dục- 2006) Câu 1 (0,5đ) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn? Câu 2 (1,0đ) Tìm câu ghép có trong đoạn văn và phân tích? Câu 3 (0,5đ) Xác định từ láy, từ ghép trong các từ sau: Xinh xắn, mênh mông, hiền hậu, tối tăm, tiêu tán

1 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
73 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem

Bài 1. Câu 1. Tập thơ "Ngục trung nhật kí" được sáng tác trong hoàn cảnh: Khi Bác Hồ đang hoạt động ở Pháp 1920. Bác bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch (Quảng Tây- Trung Quốc) 1942. Trong cuộc kháng chiến chống TD Pháp 1947. Mục khác: Câu 2. Tập thơ "Ngục trung nhật kí" bao gồm: 133 bài thơ 134 bài thơ 135 bài thơ Câu 3. Tập thơ "Ngục trung nhật kí" được viết bằng chữ: Nôm Hán Quốc ngữ Câu 4. Bài thơ nào không thuộc tập thơ Ngục trung nhật kí: Mộ Vọng nguyệt Nguyên tiêu Câu 5. Bài thơ Vọng nguyệt thuộc thể thơ : Ngũ ngôn Thất ngôn tứ tuyệt Thất ngôn bát cú Câu 6. Cụm từ "minh nguyệt" gợi nhớ đến bài thơ nào mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 7? Vọng Lư Sơn bộc bố Tĩnh dạ tứ Hồi hương ngẫu thư Câu 7. Câu thơ "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" Thuộc kiểu câu: Câu trần thuật Câu cảm thán Câu nghi vấn Câu 8. Từ "thi gia" trong câu thơ "Nguyệt tòng song thích khán thi gia" được hiểu: Nhà thơ Họa sĩ Nhạc sĩ. Câu 9. Trong bài thơ, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Vô tửu, vô hoa Ngục trung Cả A, B đều đúng. Câu 10. Trạng thái của người tù như thế nào khi: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa/ Đối thử lương tiêu nại nhược hà? bối rối buồn hững hờ

2 đáp án
14 lượt xem