Cho đoạn văn sau: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm … của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Câu 2. Đoạn văn có chép thiếu một từ (ở phần dấu ba chấm), em hãy bổ sung từ còn thiếu và giải thích ý nghĩa của từ đó. Câu 3. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Câu 4. Em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu, nêu cảm nghĩ của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên, trong đoạn văn sử dụng 1 câu mở rộng thành phần chủ ngữ, (gạch chân dưới câu đó)

1 câu trả lời

Câu1: Trích trong tác phẩm "Tôi đi học"  

Tác giả: Thanh Tịnh

Câu 2:  Từ "mơn man"

Ý nghĩa : để nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật "tôi" , làm tăng lên giá trị biểu cảm

Câu 3: biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa

Tác dụng:

So sánh: tác giả ví " những cảm giác trong sáng" với những cành hoa tươi mỉn cười , hoa tươi là 1 hình ảnh thơ mộng, tượng trưng cho vẻ đẹp, cái tinh túy của đất trời, cái đáng yêu mà tạo hóa ban cho con người. Từ đó thấy được những cảm xúc rất đẹp, đáng trân trọng, đánh nâng niu và cái đẹp ấy mãi sống trong tiềm thức và ký ức của tác giả như bào bạn đọc 

Nhân hóa: giàu sức gợi hình, gợi cảm "mỉn cười" để diễn tả niềm vui, niềm sung sướng, hạnh phúc, tràn ngập rạo rực, tưng bừng của những đứa trẻ lần đầu tiên đến trường. Những kỉ niệm trong sáng ấy như còn sống mãi trong lòng với một niềm hy vọng, ước mơ, hoài bão lớn lao để hướng tới tương lai tốt đẹp, đang phơi phới trào đầy niềm vu

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước