Giúp tớ với nhé, cần rất gấp ! 1. Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Đây có phải là câu ghép hay không ? Câu 2: Xác định và phân loại trợ từ, thán từ, tình thái từ trong những câu sau: a.Con nín đi! b.Cậu giúp tớ một tay nhé! c.Cậu phải nói ngay điều này cho cô giáo biết! Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và dấu câu đã học. Chủ đề: Mùa xuân đã về. Câu 4: Người ta thường dùng các cách nào để nói giảm, nói tránh. Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu), trong đó có sử dụng câu ghép, dùng các dấu câu đã học. Đề tài: Tình bạn.

2 câu trả lời

Câu 1 : Phải

Câu 2 :

a)  thán từ

b) thán từ

c) thán từ

Câu 3 :

Sau mấy ngày nằm dài bên giường với trận ốm do cái lạnh của thời tiết giao mùa tôi vươn vai đứng dậy mở cánh của sổ để hít thở khong khí buổi sớm muộn. Tôi như không tin vào mắt mình. Ôi! Vậy là xuân đã chạm ngõ thật rồi! Mỗi năm, khi cái rét của mùa đông nhường một chút nồng ấm bằng những tia năng phới nhẹ thì mùa xuân lại về. Nó khiến lòng người ta ấm áp hẳn lên( kể cả tôi cũng vậy). Những tia nắng len lỏi qua khe cửa sổ làm ướt đẫm đôi vai gầy của mẹ tôi đang còn bận bịu chuẩn bị cho dịp tết Nguyên Đán sắp tới. Ngoài kia, cành lộc biếc mơn mởn vươn tay chào đón những cánh én đang chao lượn ríu rít trên bầu trời. Cái mùi của mùa xuân, mùi các loài hoa thoang thoảng xua tan cái rét cuối mùa như một liều thuốc lạ có thể sưởi ấm bất kỳ tâm hồn nào. Quả thật như người ta nói: " Mỗi mùa xuân đều mang một dư vị riêng của yêu thương, của nồng ấm"

Câu 4 :

- Trong hoạt động giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ thường dùng các từ đồng nghĩa để nói giảm nói tránh. Các từ Hán Việt thường được dùng trong trường hợp này để tránh gây những ấn tượng cụ thể
Ví dụ:
+ Thường nói tử thi, thi hài chứ không nói xác chết
+ Thường nói chiến sĩ chứ không nói lính
+ Thường nói còn nhiều tồn tại cần khắc phục chứ không nói yếu kếm
- Dùng cách phủ định từ ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa:
Ví dụ:
+ "Chị ấy xấu" có thể thay bằng "Chị ấy không đẹp lắm".
+ "Anh ấy hát dở" có thể thay bằng "Anh ấy hát chưa hay"
- Dùng cách nói trống
Ví dụ: "Ông ấy sắp chết" có thể thay bằng "Ông ấy chỉ… nay mai thôi"
Câu 5 :

Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!

1. Đây không phải là câu ghép vì chỉ có 1 chủ ngữ

2.

a."đi" là tình thái từ cầu khiến

b."nhé"là tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm

c. "ngay" là trợ từ

3.

"Xuân xuân ơi!Xuân đã về". Ôi, một bài hát mà lúc nhỏ mỗi khi xuân đến ba mẹ đều mở cho tôi nghe. Bây giờ nghe lại mà mọi kí ức lại tràn về. Sáng hôm ấy, ông khi đang còn chưa tỉnh giấc, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa. Cốc , cốc. Thế rồi tôi liền chạy ra mở cửa và thấy đó là ông của tôi đã đến để xong đất nhà mình. thằng em tôi loắt chắt chạy nhanh ra sân chơi đùa nhảy nhót. Mới bước ra cổng điều làm tôi choáng ngập là một màu hồng thắm của những cành hoa đào nở rộ trước cửa. Xung quanh nhà nào cũng ồn ào những tiếng vui đùa của trẻ con trong những bộ áo quần mới. Trên những cành cây, vài chiếc lá nhỏ li ti nhoi lên cùng vài chú chim nhỏ đâu trên cành cây líu lo nhưng đang hát cùng tôi. "Xuân xuân ơi, Xuân đã về"

4.

Dùng từ đồng nghĩa; VD: Bác đã mất

Dùng từ Hán Việt: Các chú công an đang khám nghiệm tử thi

Dùng cách nói phủ định: Cậu ấy không còn sống nữa

Câu 5. mình muốn làm lắm nhưng mình thiếu thời gian, xin lỗi bạn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước