• Lớp 7
  • GDCD
  • Mới nhất
2 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem

Câu 37: Trong phòng chống dịch Covid-19, việc khử khuẩn là một trong những biện pháp quan trọng. Sau khi xem phóng sự trên truyền hình, bạn P đã có thể điều chế nước rửa tay kháng khuẩn tại nhà và mang tặng mọi người trong xóm. Việc làm của T thể hiện A. sự tự tin. B. đua đòi. C. tiết kiệm. D. mạo hiểm. Câu 38: Là sinh viên ngành Y, khi thấy đất nước đang gồng mình chống dịch. Anh G đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu và đăng ký tham gia tình nguyện viên, anh tin rằng bản thân mình có thể giúp ích cho mọi người và chống dịch tốt. Em nhận xét như thế nào về anh G? A. Quá mạo hiểm. B. Người tự tin. C. Người tự cao. D. Không chính chắn. Câu 39: Trong một lần đi xem ca múa nhạc. Em nhìn thấy gia đình của bạn Q cùng nhau biểu diễn Quan họ, em rất thích thú và cảm nhận được ánh mắt tự hào của Q. Nhưng S lại cho rằng Q quá quê mùa và cổ hủ, năm 2021 mà còn hát Quan họ. Em sẽ nói gì với S? A. Đồng tình với S và chê bai Q. B. Không để ý nhiều vì chẳng liên quan đến mình. C. Đi nói cho Q nghe để Q và S gặp nhau nói chuyện cho rõ ràng. D. Giải thích cho S hiểu và tự hào về truyền thống của quê hương. Câu 40: Cùng là bạn học trong ngành chế biến thực phẩm. G luôn tìm hiểu và chế biến thực phẩm nước ngoài vì theo G đó là xu hướng kinh doanh tốt, vì người Việt Nam hiện nay ai cũng chuộng món ngoại. L thì lại nghiên cứu về những món ăn truyền thống đó để tìm cách làm mới và giới thiệu nó với mọi người vì sợ rằng có nhiều bạn trẻ không biết đến đặc sản quê hương. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây? A. G đúng. B. L đúng. C. G và L sai. D. G và L đúng.

2 đáp án
9 lượt xem

Câu 32: Trong quy định của pháp luật Việt Nam, nếu người vi phạm pháp luật biết hối hận, thành thật khai báo và khắc phục sự cố sẽ được giảm nhẹ hình phạt. Em nhận xét như thế nào về điều này? A. Xử lý không triệt để. B. Không quyết đoán. C. Thể hiện tính nhân từ. D. Thể hiện tính khoan dung. Câu 33: Gia đình ông Q buôn bán thuốc phiện, gia đình luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q A. không phải là gia đình văn hóa vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm. B. là gia đình văn hóa vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa. C. không là gia đình văn hóa vì gia đình ông Q ủng hộ xây dựng nhà văn hóa. D. là gia đình văn hóa vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng. Câu 34: Khi bắt gặp bạn mình khinh thường và làm tổn hại đến truyền thống của địa phương. Em sẽ làm gì? A. Không chơi với bạn nữa. B. Không quan tâm. C. Báo công an. D. Phê phán, nhắc nhở bạn sửa đổi. Câu 35: H luôn nghe theo lời động viên của gia đình là phải biết quan tâm, giúp đỡ mọi người và tuân thủ các quy định của pháp luật, nhất là chủ trương phòng chống dịch Covid-19. Em có nhận xét gì về việc làm đó của H. A. H phát huy truyền thống yêu nước. B. H có tính kỉ luật cao. C. H là người hiếu thảo. D. H là một người con ngoan của gia đình. Câu 36: T suốt ngày rượu say đánh vợ, con gái vừa đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán. Vợ T sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Em nhận xét như thế nào về gia đình T? A. Gia đình vui vẻ. B. Gia đình không đủ tiêu chuẩn văn hóa. C. Gia đình không vui vẻ, hạnh phúc. D. Gia đình không đoàn kết.

2 đáp án
11 lượt xem

Câu 27: Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa tại các xã, phường, thị trấn? A. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. B. Trưởng công an xã, phường, thị trấn. C. Chủ tịch UBND tỉnh. D. Chủ tịch UBND huyện. Câu 28: Kế hoạch hóa gia đình được hiểu là A. không được sinh con gái. B. sinh bao nhiêu con cũng được. C. sinh con phải tuân theo kế hoạch của nhà nước. D. sinh con phù hợp với kinh tế gia đình. Câu 29: Trong kỳ thi học kì I, D đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó D bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào? A. Xa lánh bạn D. B. Đề nghị với nhà trường cho bạn D chuyển lớp. C. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai. D. Phạt thật nặng bạn D để lần sau bạn không tái phạm. Câu 30: Đến ngày nộp sản phẩm tham gia phong trào trong nhà trường. Nhìn những bức tranh các bạn vẽ rất đẹp, tỉ mĩ và sắc sảo. V liền xé bỏ bức tranh của mình đi vì nghĩ mình chẳng bằng ai. Em thấy V là người như thế nào? A. Thông minh. B. Tự ti. C. Trung thực. D. Tự trọng. Câu 31: Lớp 7A rất hăng hái tham gia xây dựng bài. Đến tiết dự giờ thao giảng môn GDC A. không học tốt. B. không tự tin. C. Các bạn lớp 7A cảm thấy ngại các thầy cô khác nên không dám phát biểu. Điều đó cho thấy các bạn 7A D. rất đáng yêu. E. không trung thực.

2 đáp án
9 lượt xem

Câu 21: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình. B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối. C. Tính rụt rè làm cho con người .phát huy được khả năng của mình. D. Người có tính ba phải là người tự tin. Câu 22: Ca dao tục ngữ nào nói về lòng khoan dung? A. Yêu con người mát con ta. B. Có công mài sắt có ngày nên kim. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Nhất tự vi sư bán tự vi sư. Câu 23: Ca dao nào không nói về sự tự tin? A. Thua keo này ta bày keo khác. B. Thất bại là mẹ thành công. C. Trời sinh voi trời sinh cỏ. D. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan. Câu 24: Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông E đã làm rơi gạch sang nhà ông B, thấy vậy ông liền chửi bới gia đình ông E. Ông B là người A. hẹp hòi. B. khoan dung. C. kỹ tính. D. khiêm tốn. Câu 25: Giờ kiểm tra môn toán thấy H có đáp án khác mình nên F đành xóa đáp án và chép câu trả lời của H. Việc làm đó thể hiện H là người như thế nào? A. không tự tin. B. nói khoác. C. trung thực. D. tiết kiệm. Câu 26: Biểu hiện của gia đình có văn hóa là? A. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng. B. Con cái đánh bố mẹ. C. Không tham gia các hoạt động tại địa phương. D. Bố mẹ ly thân.

2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem

Câu 21: Người biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội là người có A. tính tự ái. B. tính tự kiêu. C. tính tự tin. D. tính tự trọng. Câu 22: Trong cuộc sống, chúng ta cần phê phán và tránh biểu hiện nào sau đây? A. Nói thẳng, nói thật. B. Làm việc gì cũng cẩn thận, chu đáo. C. Sống chân thành, gần gũi. D. Khoe khoang, kiêu ngạo, coi thường người khác. Câu 23: Tôn sư trọng đạo là một………….tốt đẹp của dân tộc, chúng ta cần giữ gìn và phát huy. A. phong tục. B. thói quen. C. chuẩn mực. D. truyền thống. Câu 24: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói lên đức tính giản dị? A.Ăn chắc mặc bền B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây C.Ăn xem nồi, ngồi xem hướng D. Ăn ngay nói thẳng Câu 25: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính kỷ luật? A.Ăn cần ở kiệm B. Ăn chắc mặc bền C.Ăn có chừng, chơi có độ D. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng Câu 26: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào? A.Không phải điều gì cũng nói ra B. Không tranh luận gay gắt C.Không phải biết gì cũng nói D. Cả 3 ý trên đều đúng Câu 27: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A.Thẳng thắn nhận khuyết điểm B. Nhắc nhở những khuyết điểm của bạn C.Báo cáo với cô về việc bạn hay quay cóp bài D. Nhặt được của rơi cất giữ làm của riêng. Câu 28: Lớp em có cô giáo mới về thực tập, các bạn có ý trêu chọc cô bằng nhiều việc làm như cố ý trả lời sai, bôi bẩn vào ghế ngồi... Em sẽ làm gì trong tình huống ấy? A.ủng hộ hành động của các bạn B. Lờ đi coi như không biết gì C. nghĩ cách để làm cùng các bạn D. Phản đối và khuyên các bạn không nên làm thế. Câu 29: Những việc làm nào thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A.Trong lớp phân biệt giàu nghèo, giỏi dở B. Lợi dụng bạn bè để được lợi C.Cùng nhau học tập, vui chơi, giúp đỡ lẫn nhau D. Rủ rê, lôi kéo nhau thành bè, nhóm Câu 30: Trên đường đi học về, em thấy bác nông dân chở đò nặng và cồng kềnh nên bị ngã. Em sẽ làm gì trong tình huống ấy? A. Đứng nhìn bác từ xa B. lặng lặng bỏ đi C. Chỉ trỏ, cười cợt cùng các bạn D. lại gần đỡ xe và nhặt đồ cho bác Câu 31: Trong các biểu hiện sau, những biểu hiện nào thể hiện đức tính trung thực? A. Dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. B. Không nhận lỗi khi mình mắc lỗi. C. Tìm cách đổ lỗi cho người khác. D. Không làm được bài nên nhìn bài bạn trong giờ kiểm tra. Câu 32: Hành vi nào sau đây thể hiện thái độ tôn sư, trọng đạo? A.Mải chơi nên không làm bài tập về nhà B. nói chuyện trong giờ học C.Vò nát bài kiểm tra khi bị điểm kém D. Lễ phép với thầy cô giáo Câu 33: Đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta có được điều gì? A.Có được sức mạnh và sự quý trọng của mọi người B. Có thói quen ỷ lại C. Có chỗ dựa trong công việc D. Có lối sống giản dị. Câu 34: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng tự trọng? A.Không nhận khuyết điểm khi mình sai B. Không giữ đúng lời hứa C.Không hoàn thành nhiệm vụ D. Không nói dối Câu 35: Gia đình bạn cùng lớp của em gặp chuyện không may có thể sẽ phải nghỉ học. Trong tình huống ấy em sẽ làm gì? A.Không quan tâm vì việc đó không phải của mình B. cười đùa, trêu chọc bạn C. Động viên, an ủi và kêu gọi các bạn cùng giúp đỡ bạn D. Im lặng không nói gì Câu 36: Nội dung câu tục ngữ “ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng ” nói về đức tính gì? A. Giản dị. B.Trung thực C.Yêu thương con người. D. Đạo đức và kỉ luật. Câu 37: Câu tục ngữ nào sau đây nói về đức tính “ Tôn sư trọng đạo” A. Cả bè hơn cây nứa B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ C. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư D. Chết đứng còn hơn sống quỳ. Câu 38: Việc làm nào sau đây thể hiện sự yêu thương con người? A. Ủng hộ người dân gặp khó khăn do dịch co vid 19. B. Chế giễu người tàn tật. C. Sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. D. Giúp đỡ người khác để được tiếng tốt và nổi danh. Câu 39: Người có tính trung thực thường biểu hiện qua những hành vi nào? A.thường nói không đúng sự thật B. Ngay thẳng, thật thà C. Dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi D. Hành vi B và C Câu 40: Câu tục ngữ nào sau đây nói về yêu thương con người? A. Cây ngay không sợ chết đứng B. lá lành đùm lá rách C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn D. Tiên học lễ, hậu học văn ............................................................HẾT...............................................................

1 đáp án
13 lượt xem

Câu 11: Câu tục ngữ nào nói về đức tính “ Tôn sư trọng đạo” A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ B. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư C. Thương người như thể thương thân D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 12: Câu tục ngữ nào sau đây nói về đoàn kết, tương trợ? A. Cây ngay không sợ chết đứng B. Chung lưng đấu cật C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn D. Tiên học lễ, hậu học văn Câu 13: Em sẽ làm gì trong tình huống sau “ Thấy người bạn thân của mình lục cặp bạn A lấy bút và máy tính cất vào cặp của bạn ấy”? A.Im lặng và bỏ đi chỗ khác B. hét to cho mọi người cùng biết C. tìm lời lẽ phân tích cho bạn hiểu đó là hành động sai D. không chơi với bạn ấy nữa Câu 14: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện sự đoàn kết tương trợ? A. Các bạn có học lực khá, giỏi chê bai các bạn có học lực yếu. B. Cùng giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. C. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra. D. Không bao giờ thăm hỏi, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Câu 15: Trong các biểu hiện sau đây, những biểu hiện nào là sống giản dị? A. Học sinh tô son, má phấn khi đi học B. Đòi tiền mẹ để mua quà vặt C. Học sinh mặc đúng đồng khi đến lớp D. Nói năng thiếu lịch sự, cộc lốc. Câu 16: Kỉ luật là những .....của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội ( trường học, cơ quan... ) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “...” đó là? A.Nội quy chung B. Quy tắc chung C.Quy chế chung D. Quy định chung Câu 17: Trong những hành vi sau, hành vi nào vừa biểu hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật? A.làm bài đầy đủ trước khi đến lớp B. Đọc truyện trong giờ học C. Luôn hối hận khi làm điều sai trái D. Cả A và C đúng Câu 18: Cách ứng xử nào sau đây không thể hiện sự yêu thương con người? A. Biết tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. B. Cùng chia sẻ gánh vác với những người gặp khó khăn. C. Cười trên sự đau khổ của người khác. D. Giúp người tàn tật hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Câu 19: Thái độ kính trọng biết ơn thầy cô được gọi là gì? A. Tôn trọng. B. Tôn sư. C. Tôn ti. D. Tôn thờ. Câu 20: Tục ngữ có câu:“Đói cho sạch, rách cho thơm”. Câu tục ngữ trên thể hiện đức tính gì của con người sau đây? A. Khôn ngoan. B. Sống giản dị. C. Tự trọng. D. Giữ chữ tín.

2 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
15 lượt xem

Câu 1: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Câu 2: Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình". Đỗ Văn Đại sưu tầm a/ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? b/ Từ thông tin và kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao cần phải có lòng khoan dung? c/ Em phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm hoặc xung đột?

2 đáp án
10 lượt xem

Câu 5: Nội dung của câu tục ngữ “ Chết vinh còn hơn sống nhục Chết đứng còn hơn sống quỳ ” nói về đức tính gì? A. Giản dị B. Tự trọng C. Trung thực D. Đạo đức và kỉ luật. Câu 6: Hành vi nào thể hiện đức tính yêu thương con người? A. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. B. Bao che cho những người làm điều xấu. C. Luôn giành phần lợi về mình. D. Thờ ơ trước khó khăn của người khác. Câu 7: Nội dung câu ca dao “ Năm canh thương bạn cả năm Ruột gan khô héo như tằm rối tơ ” nói về đức tính gì? A. Giản dị B. Tự trọng C. Yêu thương con người D. Đạo đức và kỉ luật. Câu 8: Em sẽ làm gì trong tình huống “ Bạn cùng lớp của em bị người khác dọa nạt và ép làm việc xấu? A. Dưng dưng coi như không có chuyện gì B. Không chơi với bạn nữa C. Tìm cách giúp đỡ bạn và nhờ thầy cô, bố mẹ giúp đỡ. D. xem đó là việc riêng của bạn Câu 9: Câu nào sau đây nói lên đức tính trung thực? A. Ăn chắc, mặc bền B. Ăn cần ở kiệm C. Ăn ngay nói thẳng. D. Ăn xem nồi, ngồi xem hướng. Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự trọng? A. Không nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. B. Không giữ đúng lời hứa. C. Không hoàn thành nhiệm vụ. D. Không làm được bài nhưng không nhìn bài của bạn.

2 đáp án
15 lượt xem

Câu 5: Nội dung của câu tục ngữ “ Chết vinh còn hơn sống nhục Chết đứng còn hơn sống quỳ ” nói về đức tính gì? A. Giản dị B. Tự trọng C. Trung thực D. Đạo đức và kỉ luật. Câu 6: Hành vi nào thể hiện đức tính yêu thương con người? A. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. B. Bao che cho những người làm điều xấu. C. Luôn giành phần lợi về mình. D. Thờ ơ trước khó khăn của người khác. Câu 7: Nội dung câu ca dao “ Năm canh thương bạn cả năm Ruột gan khô héo như tằm rối tơ ” nói về đức tính gì? A. Giản dị B. Tự trọng C. Yêu thương con người D. Đạo đức và kỉ luật. Câu 8: Em sẽ làm gì trong tình huống “ Bạn cùng lớp của em bị người khác dọa nạt và ép làm việc xấu? A. Dưng dưng coi như không có chuyện gì B. Không chơi với bạn nữa C. Tìm cách giúp đỡ bạn và nhờ thầy cô, bố mẹ giúp đỡ. D. xem đó là việc riêng của bạn Câu 9: Câu nào sau đây nói lên đức tính trung thực? A. Ăn chắc, mặc bền B. Ăn cần ở kiệm C. Ăn ngay nói thẳng. D. Ăn xem nồi, ngồi xem hướng. Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự trọng? A. Không nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. B. Không giữ đúng lời hứa. C. Không hoàn thành nhiệm vụ. D. Không làm được bài nhưng không nhìn bài của bạn.

2 đáp án
15 lượt xem