Em hãu viết về 1 truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mik để giới thiệu cho bạn bè và thầy cô *viết về truyền thống lao động cần cù nha*

2 câu trả lời

Việt Nam là quê hương của nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, theo các nhà khảo cổ học, người Việt chuyển từ nền kinh tế hái lượm sang nền kinh tế trồng trọt cách ngày nay hàng vạn năm. Gia đình người nông dân (gia đình tiểu nông) trở thành một đơn vị sản xuất. Công việc nhà nông bao gồm nhiều khâu, nhiều việc nên cần một sự hợp tác, phân công chặt chẽ giữa đàn ông, đàn bà như ca dao đã phản ánh: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” (Ca dao).

Nền sản xuất nông nghiệp rất nặng nhọc, vất vả, quanh năm “một nắng hai sương”, “cày sâu cuốc bẫm”, không những thế còn phải khẩn trương cho phù hợp với thời tiết thất thường, mưa nhiều thì ngập úng, nắng nhiều thì hạn hán  đều dẫn đến mất mùa. Ngoài việc trồng lúa, người phụ nữ phải chăn nuôi: nuôi lợn, nuôi tằm… công việc vô cùng bận rộn “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Do vậy, người nông dân nói chung, người phụ nữ nói riêng phải cần cù, chịu khó “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhiều khi họ quên cả thời gian, quên cả nhan sắc của mình: “Một ngày hai bữa cơm đèn, còn đâu má phấn răng đen hỡi chàng” (Ca dao). Hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp lúa nước ở nước ta hàng vạn năm qua đến nay vẫn là như vậy. Công việc của người phụ nữ vẫn như vậy, từ thế hệ này qua thế hệ khác đã tạo nên truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó. Có nhà nghiên cứu cho rằng sự đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong lao động, sản xuất không thua kém gì nam giới, nhưng sự cần cù, vất vả của họ so với nam giới trong lao động, sản xuất chắc chắn nhiều hơn.

Phẩm chất thông minh, sáng tạo của phụ nữ Việt Nam trong lao  động, sản xuất nông nghiệp thể hiện ở chỗ họ dựa vào và lợi dụng hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra những giống cây, con, mùa, vụ phong phú, đa dạng, đồng thời giảm bớt nỗi vất vả, hao tổn sức lao động của mình. Nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp đa canh, thâm canh, xen canh gối vụ phù hợp với thời tiết nóng ẩm của vùng nhiệt đới gió mùa. Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã chọn lựa, lai tạo hàng ngàn giống cây trồng (cây lấy hạt, cây ăn quả, cây lấy sợi, cây làm thuốc...) và tích luỹ một kho tàng tri thức bản địa (tri thức truyền thống) công nghệ truyền thống về trồng cấy, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm. Những tri thức, kinh nghiệm khai hoang, cải tạo đất, làm thuỷ lợi, chống lại sâu bệnh, v.v... chính là kết quả của tinh thần cần cù, thông minh, sáng tạo của nhân dân ta đã tích luỹ, trong đó có sự đóng góp to lớn của phụ nữ.

Thời gian qua mình cảm thấy rất tự hào về truyền thống yêu nước của gia đình mình, ông nội, ông ngoại đều là những người có công với cách mạng được tặng nhiều bằng khen của chủ tịch nước. Ông là người góp công sức, mồ hôi để xây dựng và bảo vệ nền độc lập mà chúng con được hưởng bây giờ. Mình sẽ phải  cố gắng học tập để tiếp nối truyền thống của gia đình.