• Lớp 7
  • GDCD
  • Mới nhất

Câu 70: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? A. Rèn luyện sức khỏe. B. Được mọi người yêu mến. C. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. D. Được mọi người chia sẻ khó khăn. Câu 71: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực? A. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất. B. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn. C. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. D. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi. Câu 72: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Bắt chước bạn để đạt điểm cao. B. Coi như không biết. C. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật. D. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. Câu 73: Người sống giản dị là người luôn: A. Sống xa hoa, lãng phí B. Cầu kì, kiểu cách, khách sáo C. Chạy theo những nhu cầu vật chất D. Thẳng thắn, chân thật trong cách cư xử Câu 74: Những việc làm, hành vi nào sau đây thể hiện sự yêu thương con người cần được ủng hộ, đồng tình? A. Cười trên nỗi đau khổ của người khác. B. Giúp đỡ người khác để được tiếng tốt và nổi danh. C. Chế diễu người tàn tật. D. Thầy thuốc, bác sĩ cứu chữa cho người bệnh miễn phí. Câu 75: Câu nào không phải đoàn kết tương trợ? A. Chim khôn đậu mái nhà quan,trai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng. B. Chung lưng đấu cật. C. Chết cả đống còn hơn sống một người. D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng. Câu 76: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? A. Lòng yêu thương con người. B. Tinh thần đoàn kết. C. Đức tính tiết kiệm. D. Tinh thần yêu nước. Câu 77: Câu thành ngữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói về điều gì? A. Lòng biết ơn đối với thầy cô. B. Lòng trung thành đối với thầy cô. C. Căm ghét thầy cô. D. Giúp đỡ thầy cô. Câu 78: Trung thực là: A. Xuất phát từ mục đích cá nhân. B. Hạ thấp giá trị con người. C. Xuất phát từ tấm lòng, vô tư trong sáng. D. Làm những điều có hại cho người khác. Câu 79: Giữa em và bạn có hiểu lầm em sẽ cư xử như thế nào? A. Nói xấu bạn. B. Im lặng. C. Giải thích cho bạn hiểu. D. Xa lánh bạn.

2 đáp án
20 lượt xem

Câu 60. Trong những hành vi sau đây, hành vi nào cần phê phán? 1. Ngày chủ nhật, Nam ra chợ, gặp cô giáo cũ. Nam đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô. 2. Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập. 3. Bị thầy khiển trách vì không làm bài tốt, Hương buồn lắm và tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn. 4. Hùng luôn kính trọng những thầy cô giáo nào cho bạn điểm cao. A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 4, C. 2, 4 D. 2, 3, 4 Câu 61: Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó? A. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức. B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. C. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy dỗ. D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. Câu 62: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực? A. Nhận lỗi thay cho bạn. B. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình. C. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. D. Làm hộ bài cho bạn. Câu 63: Sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để tiến hành một việc nào đó gọi là A. Đoàn kết. B. Tương trợ. C. Kết đoàn. D. Kết hợp. Câu 64: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực? A. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết. Câu 65: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người coi thường. B. Mọi người nể phục. C. Mọi người xa lánh. D. Mọi người yêu quý và kính trọng. Câu 66: Đối lập với tôn sư trọng đạo là gì? A. Vô ơn. B. Vô danh. C. Trung thành. D. Ý thức. Câu 67: Lòng tự trọng của mỗi người thể hiện ở A. trong suy nghĩ. B. trong hành động. C. trong cả suy nghĩ , hành động cử chỉ. D. không bao giờ nói dối Câu 68: Thái độ kính trọng, biết ơn những thầy cô giáo, những người đã dạy mình được gọi là A. Tôn thờ. B. Tôn trọng. C. Tôn sư. D. Tôn giáo. Câu 69: Sống trung thực sẽ mang lại cho con người những lợi ích nào sau đây? 1. Tự tin hơn trong cuộc sống. 2. Nhiều người sẽ xa lánh chúng ta.

2 đáp án
14 lượt xem

Câu 50: Yêu thương con người là A. Quan tâm chăm sóc làm những điều tốt đẹp cho người khác. B. Thương hại người nghèo khổ. C. Không ủng hộ đồng bào bão lụt. D. Chỉ chơi với bạn nhà có điều kiện. Câu 51: Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ là A. Sẵn sàng giúp đỡ bạn mọi việc kể cả việc làm sai. B. Chỉ chơi với các bạn có hoàn cảnh giống như mình. C. Học tập vui chơi với các bạn một cách thân ái, hòa thuận. D. Chơi với nhau thành từng nhóm rồi nói xấu nhóm khác. Câu 52: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự đoàn kết? A. Vơ đũa cả nắm. B. Lòng vả cũng như lòng sung. C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 53: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Chỉ chơi với những bạn học giỏi như mình. B. Luôn giúp đỡ kèm cặp những bạn học kém trong lớp C. Hay lôi kéo các bạn trong lớp trốn học đi chơi điện tử. D. Giấu lỗi cho bạn để bạn yêu quý mình. Câu 54: Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình, xã hội là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào? A. Trung thực. B. Giản dị. C. Tự trọng. D. Biết ơn. Câu 55: Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm thể hiện phẩm chất đạo đức nào? A. Tự trọng. B. Đoàn kết, tương trợ. C. Trung thực. D. Giản dị Câu 56: Câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người? A. Thương người như thể thương thân. B. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. C. Lời nói, gói vàng. D. Trâu buộc ghét trâu ăn. Câu 57: Nhà bạn A rất nghèo nhưng bạn A luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Điều đó thể hiện bạn A là người như thế nào? A. Bạn A là người vô ý thức. B. Bạn A là người sống xa hoa, lãng phí. C. Bạn A là người tiết kiệm. D. Bạn A là người vô tâm. Câu 58: Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện điều gì? A. Khiêm tốn. B. Chăm chỉ. C. Thật thà. D. Lòng tự trọng. Câu 59. Những biểu hiện nào sau đây thể hiện sự đoàn kết tương trợ? 1. Một em bé dắt bà cụ sang đường. 2. Cả nhóm cùng thảo luận sôi nổi để tìm cách giải quyết hợp lí nhất tình huống mà giáo viên nêu ra. 3. Các chú bộ đội cứu trợ hàng hóa cho bà con vùng lũ lụt. 4. Lôi kéo tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác. A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4, C. 2, 3, 4, D. 1, 3

2 đáp án
14 lượt xem

Câu 39: Câu nào không nói về đoàn kết tương trợ? A. Chim khôn đậu mái nhà quan, trai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng B. Chết cả đống còn hơn sống một người C. Chung lưng đấu cật D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Câu 40 : Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ A. Quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương B. Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ C.Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương D. Cả A và B đúng Câu 41: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống giản dị? A. Không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách B. Cầu kỳ, phô trương C. Qua loa, đại khái, không ăn mặc đẹp D. Nói năng xuề xòa, tùy tiện Câu 42: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự giản dị? A.Là quần áo trước khi đi học. B. Xịt keo, làm tóc khi đi học. C. Luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. D. Hằng năm tổ chức sinh nhật linh đình. Câu 43: Giản dị là A. Tiêu tiền vào những việc không cần thiết. B. Nói năng cầu kỳ, rào trước đón sau. C. Tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện sống của bản thân. D. Không chú ý đến hình thức bề ngoài của mình. Câu 44: Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa của trung thực đối với đời sống xã hội? A. Nâng cao phẩm giá, được mọi người quý trọng B. Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn C. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. D. Tạo mối quan hệ chan hòa, chân thành. Câu 45: Hành vi nào dưới đây là không trung thực? A. Nhờ bác đi họp phụ huynh vì sợ kết quả học tập thấp. B. Dấu người nhà về bệnh tật của mình. C. Nói thật với cô giáo là mình không hiểu bài. D. Nói với bố mẹ về lỗi lầm của mình. Câu 46: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực? A. Nhìn bài bạn để được điểm cao. B. Bao che lỗi của bạn. C. Dũng cảm nhận lỗi của mình. D. Nhặt được của rơi không trả lại cho người đánh mất. Câu 47: Câu tục ngữ ca dao nào dưới đây nói về tính trung thực? A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ co B. Cây ngay không sợ chết đứng. C. Đói cho sạch, rách cho thơm. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. Câu 48: Câu tục ngữ “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói về chuẩn mực đạo đức nào sau đây? A. Tự trọng B. Yêu thương con người C. Tôn sư trọng đạo D. Khoan dung Câu 49: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? A. Quan tâm giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình còn người khác thì không. B. Luôn nghĩ tốt và bênh vực tất cả mọi người kể cả những người làm điều xấu. C. Giúp đỡ người khác một cách vô tư không mong trả ơn. D. Giúp đỡ người khác để được giúp đỡ lại.

2 đáp án
17 lượt xem

Câu 30: Gia đình ông Q buôn bán chất cấm, nhưng gia đình ông luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q có đạt gia đình văn hóa không? A. Không vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm. B. Có vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng . C. Có vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa. D. Cả A và B. Câu 31: Câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" nói về truyền thống gì? A. Truyền thống yêu nước. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Câu 32: Theo em, sự giản dị được biểu hiện như thế nào ở học sinh? A. Khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường. B. Lễ phép với thầy cô giáo, vui vẻ, thân mật với bạn bè. C. Tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt, vui chơi do lớp, trường hay nhóm bạn tổ chức phù hợp với điều kiện gia đình và bản thân. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 33: Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi, đua đòi với các bạn và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B? A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí. B. Bạn B là người vô tâm. C. Bạn B là người tiết kiệm. D. Bạn B là người vô ý thức. Câu 34: Người có đạo đức là người . A. Chấp hành mọi qui định của cộng đồng, tập thể B. Người tuân thủ kỉ luật C. Được mọi người yêu quý D. A, B, C đúng Câu 35: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua cá. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy. B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô. C. Lờ đi coi như không biết. D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô. Câu 36: Tục ngữ có câu: "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy". Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì? A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi . B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi. C. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ. D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3. Câu 37: Ý nghĩa của gia đình văn hóa là gì? A. Là tổ ấm nuôi dưỡng con người. B. Góp phần làm cho xã hội ổn định. C. Gia đình văn minh thì xã hội mới tiến bộ D. Cả A, B, C Câu 38: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với mỗi chúng ta? A. Có thêm kinh nghiệm. B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống. C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. D. Cả A, B, C.

1 đáp án
15 lượt xem

Câu 21: Bạn M thường vi phạm nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi. Bạn M không có.................. A. Trung thực B. Yêu thương con người C. Tự trọng D. Tự chủ Câu 22: Sống trung thực giúp mỗi người . A. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. B. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân. C. Nhận được sự quý trọng của mọi người. D. Cả A, B, C. Câu 23: Biểu hiện của đức tính trung thực là? A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất. B. Không quay cóp trong giờ kiểm tra. C. Không nói dối. D. Cả A, B, C. Câu 24: Biểu hiện không giản dị là? A. Không xa hoa lãng phí, phô trương. B. Không cầu kì, kiểu cách. C. Trong sinh hoạt, giao tiếp tỏ ra mình là kẻ bề trên, trịch thượng, kiêu ngạo. D. Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Câu 25: Câu tục ngữ nào nói đến lòng tự trọng? A. Thương người như thể thương thân B. Đói cho sạch, rách cho thơm C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn D. Không thầy đố mày làm nên Câu 26: Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật? A. Không nói leo trong giờ học. B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học. D. Cả A, B, C. Câu 27: Câu tục ngữ: "Ăn cháo đá bát" nói đến điều gì? A. Sự vô ơn, phản bội. B. Tiết kiệm. C. Sự trung thành. D. Khiêm tốn. Câu 28: Câu tục ngữ: "Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn" nói về điều gì ? A. Lòng biết ơn. B. Lòng trung thành. C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng khoan dung. Câu 29: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là? A. Đoàn kết. B. Tương trợ. C. Khoan dung. D. Trung thành.

2 đáp án
17 lượt xem

Câu 1:Trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào? A. Ông B là người khoan dung. B. Ông B là người khiêm tốn. C. Ông B là người hẹp hòi. D. Ông B là người kỹ tính. Câu 2: Ý nghĩa của lòng khoan dung là . A. Là một đức tính quý báu của con người. B. Luôn được mọi người yêu mến tin cậy. C. Giúp cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với ngau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. D. A, B, C đúng. Câu 3:Để rèn luyện tính tự tin thì mọi người cần . A. Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể. B. Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. C. Việc khó cứ để từ từ làm. D. A, B đúng. Câu 4: Không sống tự tin sẽ khiến . A. Con người trở nên nhỏ bé yếu đuối B. Hiệu quả công việc không cao hoặc thất bại C. Không chắc chắn về sự lựa chọn của mình, băn khoăn, sợ hãi D. Tất cả các ý trên đúng Câu 5: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì? A. Đoàn kết. B. Trung thành. C. Tự tin. D. Tiết kiệm. Câu 6: Hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo? A. Ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô B. Khi phát bài kiểm tra bị điểm thấp nên An đã xé ngay và bỏ vào sọt rác C. Khi gặp cô giáo cũ Hoa đã làm lơ và đi luôn D. An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo Câu 7: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự đoàn kết, tương trợ là? A. Đồng cam cộng khổ B. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm C. Dân ta nhớ một chữ đồng Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh D. A, B, C đúng Câu 8: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào không thể hiện tình yêu thương con người? A. Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi; chăm sóc mẹ bạn Hải. B. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em. C. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7 A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn. D. An luôn giúp đỡ người khác. Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nào thể hiện tình yêu thương con người? A. Thương người như thể thương thân. B. Lá lành đùm lá rách. C. Kính lão đắc thọ. D. Cả A, B, C. Câu 10: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 11: Đối lập với tôn sư trọng đạo là gì? A. Trách nhiệm. B. Vô ơn. C. Trung thành. D. Ý thức. Câu 12: Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì? A. Là truyền thống quý báu của dân tộc. B. Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ. C. Là nét đẹp trong tâm hồn con người. D. A, B, C đúng. Câu 13: Gia đình bạn E nghèo, bố mẹ ốm đau và có 2 em nhỏ. Bạn E tranh thủ vừa đi học vừa đi xách vữa đi làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. V là bạn học cùng lớp thấy vậy, xin mẹ qua nhà bạn E để dạy học cho em bạn E để các em biết chữ. V là người như thế nào? A. V là người trách nhiệm. B. V là người giả tạo. C. V là người vô ơn. D. V là người tốt bụng. Câu 14: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gồm có? A. Truyền thống hiếu học. B. Truyền thống yêu nước. C. Truyền thống nhân nghĩa. D. Cả A, B, C. Câu 15: Truyền thống là gì? A. Đức tính B. Tập quán C. Lối sống D. A, B, C đúng Câu 16: Câu nói: "Gia đình là tế bào của xã hội" nói về điều gì? A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội. B. Tính chất của gia đình. C. Mục đích của gia đình. D. Đặc điểm của gia đình. Câu 17: Gia đình văn hóa là gia đình . A. Hòa thuận B. Hạnh phúc, chan hòa với mọi người C. Đoàn kết với mọi người D. A, B, C đúng Câu 18: Cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì? A. Tính đạo đức và tính kỉ luật. B. Tính trung thực và thẳng thắn. C. Tính răn đe và giáo dục. D. Tính tuyên truyền và giáo dục. Câu 19: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. A. Nội quy chung. B. Quy tắc chung. C. Quy chế chung. D. Quy định chung. Câu 20: Biểu hiện của tự trọng là? A. Biết cư xử đúng mực B. Lời nói văn hóa C. Gọn gàng sạch sẽ D. A, B, C đúng

1 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem

Câu 1: Khoan dung làm cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào? A. Hòa nhập với mọi người xung quanh. B. Hợp tác với mọi người xung quanh. C. Mọi người yếu quý. D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Câu 2: Câu nói: " Gia đình là tế bào của xã hội" nói về điều gì? A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội. B. Tính chất của gia đình. C. Mục đích của gia đình. D. Đặc điểm của gia đình. Câu 3: Gia đình hòa thuận, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩ vụ công dân được gọi là? A. Gia đình đoàn kết. B. Gia đình hạnh phúc. C. Gia đình vui vẻ. D. Gia đình văn hóa. Câu 4: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội? A. Xây dựng xã hội tươi đẹp. B. Xây dụng xã hội lành mạnh. C. Xây dựng xã hội phát triển. D. Xây dụng xã hội văn minh, tiến bộ. Câu 5: Khoan dung có nghĩ là? A. Rộng lòng tha thứ. B. Ích kỉ. C. Không tôn trọng người khác. D. Không tha thứ cho người khác. Câu 6: Dù gia đình bạn An nghèo nhưng An luôn học tập chăm chỉ và đạt thành tích cao trong học tập. An nói rằng: "Gia đình mình tuy nghèo nhưng mọi người rất yêu thương nhau và mình quyết tâm mai sau trở thành 1 bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo". Câu nói của An thể hiện điều gì? A. An là người tự tin. B. An là người tự ti. C. An là người khiêm tốn. D. An là người tiết kiệm Câu 7: Việc làm nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Xem bói. C. Đi lễ chùa. D. Đi lễ nhà thờ. Câu 8: Trong những truyền thống sa, đâu là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Viết Nam? A. Tảo hôn. B. Hiếu học. C. Mê tín dị đoan. D. Gia trưởng. Câu 9: Trường hợp nào sau đây không thể hiện yêu thương con người? A. Bác Thành hiến 1000m2 đất cho địa phương để làm đường nông thôn. B. Nam và nhóm bạn tổ chức lớp học "Tình thương" giúp trẻ em nghèo C. MC Phan Anh quyên góp tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. D. Hà, An, Mạnh lấy cắp tài sản. Khi bị phát hiện Hà nhận hết lỗi về mình. E. Chỉ các nước kém phát triển mới cần xây dụng mối quan hệ hữu nghị. Câu 10: Trong giờ học Địa Lí lớp 7A, cô giáo giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để giải thích vì sao có hiện trường ngày đêm, nhưng bạn Hòa không tham gia thảo luận vì bạn cho rằng câu đó không quan trọng. Đáp án nào dưới đây nhận xét đúng về bạn Hòa? A. Thể hiện tốt lập trường cá nhân B. Không thể hiện tinh thần đoàn kết. C. Thể hiện tính tự lập và biết tự chủ. D. Thể hiện tinh thần hợp tác bạn bè.

2 đáp án
10 lượt xem

Câu 1: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về lòng tự trọng? A. Tự trọng là giấu những điều mình yếu. B. Tự trọng là coi trọng danh dự của mình. C. Tự trọng là đề cao cá nhân mình trước mọi người. D. Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình. Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Chép bài cho bạn khi bạn bị ốm B. Làm bài tập hộ bạn. C. Bệnh vực bản thân khi bạn có khuyết điểm D. Cho bạn chép bài để bạn cũng được điểm cao như mình. Câu 3: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về người tự tin? A. Người tự tin là người có tính kiên quyết trong học tập, trong công việc. B. Người tự tin là người luôn lắng nghe theo ý kiến của số đông. C. Người tự tin là người luôn cho là mình đúng trong suy nghĩ và hành động. D. Người tự tin là người luôn kiêu ngạo. Câu 4: Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thông tốt đẹp của gia đình, dòng họ là? A. Lưu giữ nghề làm gốm. B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu. D. Không kế thừa truyền thống của gia đình vì nó lạc hậu. Câu 5: Biểu hiện nào không phải là khoan dung? A. Tha lỗi cho người khác. B. Nhường nhịn em nhỏ. C. Che giấu khuyết điểm của bạn. D. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người. Câu 6: Hành vi nào góp phần xây dựng gia đình văn hóa? A. Gia đình nhất thiết phải đẻ được con trai. B. Vợ chồng hòa thuận, yêu thương nhau. C. Bố đánh đập con tàn nhẫn. D. Con cái đi chơi không hỏi ý kiến cha mẹ. Câu 7: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn ... , biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với cái chuẩn mực xã hội? Trong dấu "... " đó là? A. Danh dự. B. Uy tín. C. Phẩm cách. D. Phẩm giá. Câu 8: Truyền thống nào quyết định việc chiến thắng đại dịch Covid-19 ở Việt Nam? A. Lòng yêu nước. B. Đoàn kết. C. Tình thương người. D. Tinh thần tự giác. Câu 9: Đối lập với đoàn kết, tương trợ là? A. Chia rẽ. B. Vô ơn. C. Trung thành. D. Khoan dung. Câu 10: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là? A. Đoàn kết. B. Tượng trợ. C. Khoan dung. D. Trung thành.

2 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem