Câu 1:Trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào? A. Ông B là người khoan dung. B. Ông B là người khiêm tốn. C. Ông B là người hẹp hòi. D. Ông B là người kỹ tính. Câu 2: Ý nghĩa của lòng khoan dung là . A. Là một đức tính quý báu của con người. B. Luôn được mọi người yêu mến tin cậy. C. Giúp cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với ngau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. D. A, B, C đúng. Câu 3:Để rèn luyện tính tự tin thì mọi người cần . A. Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể. B. Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. C. Việc khó cứ để từ từ làm. D. A, B đúng. Câu 4: Không sống tự tin sẽ khiến . A. Con người trở nên nhỏ bé yếu đuối B. Hiệu quả công việc không cao hoặc thất bại C. Không chắc chắn về sự lựa chọn của mình, băn khoăn, sợ hãi D. Tất cả các ý trên đúng Câu 5: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì? A. Đoàn kết. B. Trung thành. C. Tự tin. D. Tiết kiệm. Câu 6: Hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo? A. Ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô B. Khi phát bài kiểm tra bị điểm thấp nên An đã xé ngay và bỏ vào sọt rác C. Khi gặp cô giáo cũ Hoa đã làm lơ và đi luôn D. An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo Câu 7: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự đoàn kết, tương trợ là? A. Đồng cam cộng khổ B. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm C. Dân ta nhớ một chữ đồng Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh D. A, B, C đúng Câu 8: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào không thể hiện tình yêu thương con người? A. Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi; chăm sóc mẹ bạn Hải. B. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em. C. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7 A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn. D. An luôn giúp đỡ người khác. Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nào thể hiện tình yêu thương con người? A. Thương người như thể thương thân. B. Lá lành đùm lá rách. C. Kính lão đắc thọ. D. Cả A, B, C. Câu 10: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 11: Đối lập với tôn sư trọng đạo là gì? A. Trách nhiệm. B. Vô ơn. C. Trung thành. D. Ý thức. Câu 12: Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì? A. Là truyền thống quý báu của dân tộc. B. Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ. C. Là nét đẹp trong tâm hồn con người. D. A, B, C đúng. Câu 13: Gia đình bạn E nghèo, bố mẹ ốm đau và có 2 em nhỏ. Bạn E tranh thủ vừa đi học vừa đi xách vữa đi làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. V là bạn học cùng lớp thấy vậy, xin mẹ qua nhà bạn E để dạy học cho em bạn E để các em biết chữ. V là người như thế nào? A. V là người trách nhiệm. B. V là người giả tạo. C. V là người vô ơn. D. V là người tốt bụng. Câu 14: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gồm có? A. Truyền thống hiếu học. B. Truyền thống yêu nước. C. Truyền thống nhân nghĩa. D. Cả A, B, C. Câu 15: Truyền thống là gì? A. Đức tính B. Tập quán C. Lối sống D. A, B, C đúng Câu 16: Câu nói: "Gia đình là tế bào của xã hội" nói về điều gì? A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội. B. Tính chất của gia đình. C. Mục đích của gia đình. D. Đặc điểm của gia đình. Câu 17: Gia đình văn hóa là gia đình . A. Hòa thuận B. Hạnh phúc, chan hòa với mọi người C. Đoàn kết với mọi người D. A, B, C đúng Câu 18: Cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì? A. Tính đạo đức và tính kỉ luật. B. Tính trung thực và thẳng thắn. C. Tính răn đe và giáo dục. D. Tính tuyên truyền và giáo dục. Câu 19: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. A. Nội quy chung. B. Quy tắc chung. C. Quy chế chung. D. Quy định chung. Câu 20: Biểu hiện của tự trọng là? A. Biết cư xử đúng mực B. Lời nói văn hóa C. Gọn gàng sạch sẽ D. A, B, C đúng

1 câu trả lời

`1C` Vì  ông B là hàng xóm với ông A thì ko nên đánh nhau như vậy mà ông B nên khoan dung và tha thứ chô ông A

`2D` vì câu `A,B,C` đều là ý nghĩa của lòng khoan dung

`3D` Vì mọi người cần Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể. và Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm thì mới có tính tự tin

`4.D` vì cả ba ý trên đều là tính ko sông tự tin

`5. C` vì câu tục ngữ đó biểu hiện lòng tự tin, khi thấy sóng to gió lớn thì chúng ta phải tự tin để vượt qua.

`6. A` vì 3 câu `B,C,D` đều là những hành động vô lễ với thầy cô, câu A thê hiện lòng tôn sư trọng đạo

`7..D` vì câu `A,B,C` đều thể hiện tinh thần đoàn kết

`8.C` vì tuy Vân ko phải bạn thân của Toàn nhưng Toàn phải giúp đỡ Vân

`9.D` vì 3 câu trên đều thể hiện lòng yêu thương con người

`10.B` vì câu ca dao trên thể hiện tình yêu thương con người

`11.B` đối lập với tôn sư trọng đạo là vô ơn

`12.D` Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là  truyền thống quý báu của dân tộc, Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ, Là nét đẹp trong tâm hồn con người.

`13.A`. V là người trách nhiệm.

`14.D` Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gồm có: Truyền thống hiếu học,Truyền thống yêu nước, Truyền thống nhân nghĩa.

`15.D` Truyền thống là Đức tính, Tập quán , Lối sống

`16.A` Câu nói: "Gia đình là tế bào của xã hội" nói về  Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.

`17.D` Gia đình văn hóa là gia đình: Hòa thuận , Hạnh phúc, chan hòa với mọi người ,Đoàn kết với mọi người

`18.A.` Tính đạo đức và tính kỉ luật.

`19,.D` Quy định chung.

`20.D` Biểu hiện của tự trọng là: Biết cư xử đúng mực, Lời nói văn hóa,Gọn gàng sạch sẽ