Ai giúp mình làm bài này với. Đề : nêu 6(hoặc 7,8 câu thì tùy) câu ca dao tục ngữ đoàn kết và tương trợ r sưu tập 2 câu chuyện về đoàn kết , tương trợ rồi rút ra kết luận

2 câu trả lời

câu 1:Thương người như thể thương thân.

2:Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

3: Một giọt máu đào hơn ao nước lã

4: Lá lành đùm lá rách

5. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

6. Chị ngã, em nâng.

câu chuyện1

Bác thợ săn giăng lưới bắt chim. Đủ thứ chim cùng sa lưới: cả quạ khoang, sáo sậu, cả bồ câu, chim giẽ... Rồi chúng cũng tự biết bàn với nhau:
Lũ chúng ta đều do tham mồi nên mắc bẫy. Chúng ta nếu biết đồng lòng chắc chắn sẽ tìm được cách thoát khỏi lưới này. Nghĩ mãi, nghĩ mãi và bầy chim cuối cùng cũng thống nhất được: cùng nhất loạt cất cánh bay lên, may ra nâng được cả tấm lưới lên. Tất cả đồng thanh: 1 - 2 - 3 nào!
Thật kỳ diệu, bầy chim đồng loạt cất cánh, nâng được lưới và bay lên.
Thoạt nhìn, người săn chim cũng hơi bối rối, nhưng rồi anh ta nghĩ bụng: Có nhiều loại chim khác nhau cùng trong lưới, thế nào rồi chúng cũng sẽ cãi nhau. Mà hễ cãi nhau thì... Rồi anh ta khoái chí theo dõi diễn biến của cuộc vượt ngục.
Quả đúng vậy!!!
Lúc đầu bầy chim cùng nhau tha được tấm lưới đi, nhưng được một chốc đã bắt đầu cãi nhau chí choé.
Mở đầu là lũ quạ khoang, chúng choang choác:
Chẵng ai cố gắng bằng anh em quạ chúng tôi. Nếu chúng tôi cũng lười và bé như các anh sáo thì lưới chắc chẳng nhúc nhích được.
Đàn giẽ giun nổi giận :
Thôi im mồm đi mấy mụ khoác lác kia. Chúng tôi còn cố gắng hơn các bà nhiều!
Đàn sáo nâu cũng châu vào. Hết con này đến con khác nói.
Khi sự đoàn kết nhất trí bị sứt mẻ, công việc quả thật khó mà trôi chảy.
Bầy chim cãi nhau và chẵng con nào chịu khó bay, tất cả chỉ vỗ cánh hờ hờ cho xong chuyện. Kết cục thế nào chắc chẳng cần phải nói ra, chỉ biết bác thợ săn chỉ ngồi tủm tỉm cười và nhẹ nhàng kéo cái đầu dây neo lưới về phía mình.
Hôm nay, bác ấm bụng đây

câu chuyện 2:

Cách đây không lâu, tại Tòa phúc thẩm có xử vụ giết người vì ghen mà bị cáo là Nguyễn Văn A chưa bước qua tuổi vị thành niên đâm chết cô gái khác và bị phiên xử sơ thẩm kết án 8 năm tù.
Thế nhưng điều lạ là ông Nguyễn Văn B , bố của nạn nhân tại phiên phúc thẩm lại vô tình trở thành "luật sư" bào chữa cho hung thủ. Cả khán phòng phiên
tòa phúc thẩm trên đều trào nước mắt khi nghe bố nạn nhân phát
biểu: "Xin tòa xem đến hoàn cảnh đặc biệt mà giảm án cho Trang.

Cả khán phòng phiên
tòa phúc thẩm trên đều trào nước mắt khi nghe bố nạn nhân phát
biểu: "Xin tòa xem đến hoàn cảnh đặc biệt mà giảm án cho Trang.
Trang phạm tội, bị bắt mới biết mình đang mang thai rồi phải sinh
con trong trại giam. Đứa bé còn quá nhỏ mà phải theo mẹ ngồi tù,
lớn lên trong bốn bức tường của trại giam, nhìn đời qua song sắt
nhà tù thì thật quá đau lòng". Người bố nào mất con chả đau đớn
và muốn tội ác phải bị trừng trị nghiêm để nạn nhân yên lòng nơi
chín suối, song ông Nguyễn Trí lại nhìn sâu vào lý do bị cáo đâm
chết con mình: "Tôi không rành về pháp lý để tranh luận với Viện
kiểm sát rằng mức án đó là phù hợp hay nằm trong khung hình
phạt nào. Tôi chỉ đề nghị tòa xem xét đến khía cạnh khác, vì nhân
đạo mà giảm án cho Trang. Gia đình Trang nghèo khó, cha có vợ
khác nên bỏ bê con cái, còn mẹ Trang buôn bán vất vả để nuôi
sống gia đình nên cũng chẳng có thời gian quan tâm đến con.
Trang chỉ được học tới lớp 8 thì nghỉ. Với từng ấy năm đi học
làm sao đủ để rèn luyện tính cách một con người?".

Phiên phúc thẩm giảm cho bị cáo từ 8 năm xuống còn 7 năm
nhưng tình người nhân lên khi cả hai gia đình bị cáo và nạn
nhân cùng ôm nhau trong những giọt nước mắt thương cảm
mà người ngoài tưởng họ là người thân.

Tìm hiểu mới hay cả hai gia đình đều cảnh nghèo và dường
như cùng cảnh nghèo nên mới dễ thông cảm hay cuộc sống
lương thiện dù trong cảnh nghèo khiến người ta nghĩ sâu hơn
và có được lòng khoan dung? Chuyện gia đình nạn nhân bị tử
vong xin tòa tha hay giảm án cho bị cáo gây nên cái chết cho
người thân mình không hiếm. Vụ mấy chục người chết trong
chuyến đò oan nghiệt tại Quảng Bình ngày nào cũng khiến dư
luận cảm động khi những vành khăn trắng tại tòa tiếp tế những
gói xôi, gói mỳ cho... hai anh em bị cáo là những người chở đò!
Cái lý của những người nông dân nghèo ấy là bị cáo thiếu hiểu
biết lại muốn giúp người qua sông nhanh khi ngày Tết sắp đến.
Ở Sơn Tây mấy năm trước cũng có phiên tòa xử vụ tai nạn giao
thông gây chết người. Lạ là ông Nguyễn Ngọc Huệ sống ở nội
thành Hà Nội, bố của nạn nhân cũng khóc xin tòa tha tội cho anh
lái xe công nông sống ở Sơn Tây chỉ vì "Bị cáo chỉ vô tình, nếu
được tha chắc chắn không bao giờ lặp lại. Con tôi chết rồi, xin
đừng để cả nhà anh ấy chết theo vì anh ấy là lao động chính,
chị vợ bị bệnh còn 2 con nhỏ".

Lòng khoan dung ấy chỉ có khi biết vượt lên nỗi đau tột cùng của
chính mình, nghĩ đến người khác, hiểu, thông cảm đến tận cùng
để độ lượng tha thứ vì những điều tốt đẹp hơn.

Xúc động bao nhiêu những tấm lòng khoan dung như thế lại buồn
bấy nhiêu khi xã hội còn có những người trục lợi từ cái chết của
người thân qua việc cố tìm mọi cách kiện tụng bác sĩ, bệnh viện,
thậm chí mặc cả tiền hỗ trợ, đền bù!

Tuy nhiên, lòng khoan dung không thể chung chung. Những bị cáo
được gia đình nạn nhân thông cảm chỉ vì bị cáo phạm lỗi nhưng
không định giết người và hoàn cảnh gia đình họ đang khó khăn.
Còn những tội ác man rợ tày trời, cố tình giết người lại mong
tòa khoan dung vì lý do nào đấy thì đấy đâu phải lòng khoan dung
bởi khoan dung không đúng chỗ sẽ là tội ác với xã hội .

#anhtuyethoang18586 

Các câu ca dai, tục ngữ về đoàn kết, tương trợ:

-Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn

-Chết cả đống còn hơn sống một người

-Góp gió thành bão

-Cả bè hơn cây nứa

-Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

-Chung lưng đấu cật

-Lá lành đùm lá rách

rút ra kết luận

---->>> Thông cảm vs mik , mik k bt ạ