• Lớp 6
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

CHIẾC BÌNH NỨT Hồi ấy, ở bên Tàu có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai chiếc bình ấy bị nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo,luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước.Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hòa thành tốt nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước: “ Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời “ Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy. Câu 1. ( 0.5điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản. Câu 2. (0.5 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản. Câu 3. (1 điểm) Nêu nội dung của văn bản. Câu 4. (1 điểm) Từ câu chuyện trên, em có thể rút ra những bài học gì? (viết 5-7 câu). II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu văn bản em hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng, trình bày suy nghĩ về vấn đề: “ Cuộc sống của chúng ta đều có thể như cái bình nứt”.

2 đáp án
22 lượt xem

Câu 1: Văn bản này trích từ tác phẩm nào? a. Xóm Bờ Dậu b. Tuổi thơ im lặng c. Dế Mèn phiêu lưu kí d. Cả ba câu trên đều sai. Câu 2: Nhân vật xưng ”tôi” trong văn bản là ai? a. Chị Cốc b. Dế Choắt c. Nhà văn Tô Hoài d. Dế Mèn Câu 3 : Chi tiết nào sau đây nói về nhân vật Dế Choắt? a. Người gầy gò và dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện b. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc c. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt d. Đầu to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Câu 4: Văn bản này thuộc thể loại gì? a. Truyền thuyết b. Truyện cổ tích c. Truyện đồng thoại d. Hồi kí Câu 5: Tính cách nào sau đây không phải là của nhân vật Dế Mèn? a. Thương người, hay giúp đỡ người khác b. Kiêu căng, tự phụ c. Hung hăng, ích kỉ d. Xem thường người khác Câu 6: Những nguyên nhân nào được xem là dẫn dến cái chết của Dế Choắt? a. Do Dế Mèn hèn nhát trốn tránh, không dám ra mặt gặp Chị Cốc b. Dế Choắt không có chỗ để núp do hang nông sát mặt đất c. Cả hai câu trên đều đúng d. Cả hai câu trên đều sai Đọc lại văn bản” Giọt sương đêm” và trả lời câu hỏi bên dưới Câu 7: Trong văn bản này, có những nhân vật nào? a. Thằn lằn, Bọ Dừa, Dế Choắt b. Thằn lằn, Bọ Dừa, Dế Mèn, Cào Cào c. Thằn lằn, Bọ Dừa, Chị Cốc, Dế Choắt d. Thằn Lằn, Bọ Dừa, Cụ giáo Cóc, Ốc Sên,Tắc Kè Câu 8: Những đặc điểm sau đây nói về nhân vật Bọ Dừa? a. Người béo, râu ngắn b. Làm nghề buôn c. Thích ăn lá trúc d. Cả ba câu trên đều đúng. Câu 9: Truyện này được kể theo ngôi thứ mấy? a. Ngôi thứ nhất b. Ngôi thứ hai c. Ngôi thứ ba d. Câu a và câu b đều đúng. Câu 10: Câu văn” Anh đào hang đưới đất” có vị ngữ mở rộng thành phần bằng cụm từ nào? a. Cụm danh từ b. Cụm động từ

2 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem

Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng Thổn thức cả nỗi lòng Thầm thì anh hỏi nhỏ: - Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không? - Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc! Vâng lời anh nhắm mắt Nhưng bụng vẫn bồn chồn Không biết nói gì hơn Anh nằm lo Bác ốm Lòng anh cứ bề bộn Vì Bác vẫn thức hoài Chiến dịch hãy còn dài Rừng lắm dốc lắm ụ Đêm nay Bác không ngủ Lấy sức đâu mà đi! ...Lần thứ ba thức dậy Anh hốt hoảng giật mình Bác vẫn ngồi đinh ninh Chòm râu im phăng phắc Anh vội vàng nằng nặc - Mời Bác ngủ Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi, mời Bác ngủ! - Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòng Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Trời thì mưa lâm thâm Làm sao cho khỏi ướt Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. kể lại câu chuyện trong bài thơ theo trình tự sự việc trong bài

1 đáp án
9 lượt xem
1 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
8 lượt xem
1 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem
1 đáp án
9 lượt xem