Lập dàn ý cho bài văn thuyết trình về lễ hội trăng rằm mà em đã tham gia, đã để lại trong em nhiều ấn tượng (ngắn gọn thôi nhé) lưu ý: không chép mạng ạ, làm nhanh giúp em với ạ
2 câu trả lời
1 mở bài:Giới thiệu về lễ hội đó
2 thân bài:Địa điểm,thời gian,nội dung chính,cảm xúc
3 Kết bài:Nêu cảm nhận của em về lễ hội đó(vui,buồn,...)Lời hứa của mik VD:Em hứa sẽ học thật tốt để đc tham gia lễ hội ấy thêm 1 lần nữa
Đánh giá 5 sao giùm mik nhá
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Tết Trung thu
- Hằng năm, cứ tới tháng tám âm lịch, người Việt Nam lại tất bật chuẩn bị cho ngày Tết Trung thu - rằm tháng tám, thời điểm mà mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm. Theo quan niệm của người Việt Nam ta, Tết Trung thu là ngày hội lớn của thiếu nhi. Ngày đó có tiếng trống ếch rộn ràng, những điệu múa lân thú vị và trẻ em cầm đèn lồng đi rước đèn quanh xóm, mọi người lan tỏa sự ấm áp, vui vẻ của đêm trung thu
- Ko những ở Việt Nam mà Tết trung thu còn xuất hiện ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan….
2. Thân bài:
* Nguồn gốc Tết Trung thu
- Không rõ thời gian bắt nguồn của Tết này:
- Truyền thuyết xuất hiện ở Trung Quốc: Tết Trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng khi nhà vua tản bộ đêm rằm tháng 8 Âm lịch, gặp đạo sĩ La Công Viễn đưa nhà vua lên cung trăng. Sau khi trở về nhà vua ra lệnh vào đêm rằm tháng 8 tổ chức rước đèn và ăn mừng, vì vậy có nhiều người cho rằng Tết Trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng.
- Truyền thuyết khác: câu chuyện Hằng Nga và Hậu Nghệ ở Trung Quốc có nàng Hằng Nga phải xa chồng là Hậu Nghệ, bay lên cung trăng, rồi nàng trở thành tiên, không bao giờ chết nhưng phải sống trong cô đơn ở cung Quảng Hàn mênh mông, lạnh lẽo.
* Đặc điểm về Tết Trung thu cổ truyền
- Thời gian: Diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch mỗi năm.
- Đồ vật, món ăn:
+ Mâm cỗ đêm Trung thu có các loại bánh Trung thu cổ truyền của dân tộc. Chúng có thể có nhiều loại: bánh hình tròn, hình vuông, hình con cá, con lợn,... nhưng chỉ có hai loại chủ yếu là bánh dẻo và bánh nướng. Khác với bánh Trung thu của Trung Quốc là ngọt sắc, béo ngậy và thơm vị thảo mộc, bánh Trung thu của Việt Nam cũng ngọt nhưng ít ngậy hơn.
+Bánh trung thu đặc trưng, ngoài ra mâm cỗ của người Việt Nam cũng không thể thiếu được những đặc sản của mùa thu: hồng, cốm, bưởi, chuối,...Có quả chín và quả còn xanh đại diện cho âm dương hòa hợp.Cốm được làm từ gạo nếp, rang lên rồi giã dập. Cốm được làm ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cốm làng Vòng ở Hà Nội
+Trứng muối trong bánh trung thu với ý nghĩa giúp mọi sự viên mãn.
- Hoạt động diễn ra vào ngày này:
- Rước đèn: lễ rước đèn cho trẻ em vui chơi, đi khắp thôn xóm. Chiếc đèn lồng nhiều hình dáng, có nhiều ánh sáng hòa cùng với sự vui vẻ, nhộn nhịp của trẻ em.
- Múa lân (Múa sư tử): thành lập đội múa lân. Những con lân múa theo tiếng trống cùng với các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Bát Giới…
- Bày cỗ: Mâm cỗ Trung thu thường có nhiều hoa quả, bánh kẹo. Khi nào trăng lên đỉnh đầu chúng ra được tham gia phá cỗ. Trò chơi vui đùa với nhau rất vui vẻ.
* Ý nghĩa của tết Trung thu
- Tết của thiếu nhi tham gia vào lễ hội truyền thống và nhiều ý nghĩa của đất nước.
- Là lễ hội mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
- Là thời gian để các thành viên trong gia đình quây quần và sum họp bên nhau.
3. Kết bài
- Nêu ý nghĩa tết trung thu trong cuộc sống hiện đại: Nó giúp gắn kết cả gia đình cùng tề tựu, quây quần phá cỗ, ngắm trăng, quây quần bên nhau
- Suy nghĩ của bản thân về Tết Trung thu : em rất thích Tết trung thu vì vào dịp này em được cùng các bạn đi rước đèn quanh xóm, hát bài Đêm trung thu, được ăn nhiều loại đồ ăn ngon , được quây quần bên ông bà cha mẹ anh chị em...Em mong chúng ta sẽ mãi giữ gìn nếp văn hóa tốt đẹp này....