Câu 1: Em hãy viết bài thuyết minh thuật lại 1 lễ hội ở quê hương em.

Câu 2: Kể lại truyền thuyết "Thánh Gióng" bằng lời văn của em.

Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về chi tiết trong truyện truyền thuyết mà em yêu thích.

Câu 4: Câu văn:"Nay ta đưa 50 người con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau cai quản các phương" có mấy cụm động từ?

Câu 5: Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng:

"Bao giờ cho tôi mùa thu

Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tôi tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao"

Đây là kết nối tri thức nhé

Mùng 7 âm lịch mới nộp nên cứ thoải mái trả lời nhé ☺️☺️☺️

Giúp em với ạ

2 câu trả lời

 1 Vào đầu tháng ba âm lịch là quê em ai nấy đều rộn ràng chuẩn bị đi dự lễ hội Phủ Dầy. Theo bố kể: hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ Công chúa Liễu Hạnh ở làng Kim Thái, Vân Cát, Vụ Bản, cách làng em khoảng 10 cây số.

Sáng nay cả nhà dậy rất sớm, ăn cơm hãy còn tối đất để chuẩn bị đi lễ hội. Mọi người ăn mặc rất chỉnh tề, em và bé Bông thì “diện” bộ đồ mới nhất. Ra đến đường cái đã thấy từng đoàn người, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, gia đình em cũng nhập hội đi cho vui chân.

Khoảng 8 giờ thì đến Phủ Dầy. Chao ơi! Mọi con đường đi vào đền thờ chính đều đông nghịt những người. Ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi nhưng đường tắc không thể chạy nhanh được. Có lúc mẹ em phải bế bé Bông lên để len qua chỗ đông, còn em phải nắm chặt tay bố kẻo bị lạc.

Đến trước ngôi đền chính đông nghẹt những người ăn mặc khăn áo sặc sỡ, vừa đi vừa múa hát. Đền chính là một dãy nhà đồ sộ có ba gác chuông, càng đi vào sâu càng thấy cảnh uy nghiêm, lộng lẫy những đồ thờ sơn son thếp vàng rực rỡ ẩn hiện trong khói hương nghi ngút.

Sau khi ở khu đền chính ra, bố em dẫn chúng em đến thăm khu lăng mộ của bà Chúa. Chuyện kể rằng trước kia bà báo mộng cho vua sinh hoàng tử, cho nên nhà vua đã cho mang đá ngũ sắc và nhiều gỗ quý ở Huế ra để xây dựng thành một lăng tẩm rất to lớn và đẹp.

Trước khi ra về chúng em còn được vào làng Kim Thái xem ngôi đền nhỏ, bên cạnh đó có cây chuối thần mà trước đây vài năm nó nở ra buồng có từ 120 đến 150 nải. Đi qua chỗ bán hàng bố em mua cho hai anh em mỗi đứa một cái trống ếch, đánh kêu “bông bông” rất vui tai.

Ra về đi được một quãng xa em còn quay lại nhìn phong cảnh Phủ Dầy sao mà hùng vĩ và đẹp đến thế. Đã bao đời nay những người thợ nề, thợ mộc đã góp công xây dựng nên một khu di tích lịch sử về bà Chúa Liễu Hạnh, và là vẻ đẹp của quê hương Nam Định mà nhiều người đi xa thường nhớ tới.

2

Dưới thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão hiền lành mà chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng ướm thử bàn chân mình lên những vết chân lạ, về nhà mang thai đến mười hai tháng mới sinh hạ một đứa con trai khôi ngô. Nuôi đến ba tuổi, đứa bé vẫn nằm một chỗ, chưa biết đi đứng, cười nói.

Gặp lúc giặc Ân quấy nhiễu, vua sai sứ giả đi rao khắp nơi tìm bậc hiền tài ra đánh giặc cứu dân. Nghe tin, cậu bé làng Gióng bỗng bật lên tiếng nói nhờ mẹ mời sứ giả vào. Cậu yêu cầu sứ giả xin vua đúc cho ngựa sắt, roi sắt áo giáp sắt để mình dẹp tan giặc dữ. Từ đó, cậu lớn nhanh, ăn mạnh đến nỗi dân làng phải rủ nhau góp cơm gạo đến giúp.

Nhận được đủ lễ vua ban, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai nghi lẫm liệt. Nai nịt xong, chàng lên ngựa, vung roi vun vút. Ngựa phun lửa xông thẳng vào đội hình giặc khiến chúng ngã chết như rạ.

Roi gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre bên đường. Quân giặc thua to, tan vỡ cả, đám sống sót tìm đường lẩn trốn. Tráng sĩ đuổi theo đến chân núi Sóc, cởi áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay vút lên trời.

Vua Hùng nhớ ơn phong làm Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Từ đó hàng năm vào tháng tư, ở đây hội Gióng được mở ra tưng bừng, nô nức, thu hút người khắp nơi về tham dự.

3

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

4 xuống biển, xuống núi

5 Trái bưởi đánh đu...  Nhân hoá

câu 1 :

 Cực bắc của đất nước ta, nơi có hơn 22 dân tộc anh em sinh sống hòa thuận, nơi có những địa danh được nhiều người biết đến như suối nước khoáng Thanh Hà, cửa khẩu Thanh Thủy, cột cờ Lũng Cú,… Hà Giang đã và đang là điểm đến của nhiều du khách.

 Hà Giang là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc, cách Hà Nội hơn 300km theo quốc lộ số 2. Hà Giang có đường biên giới giáp với Trung Quốc, có cửa khẩu Thanh Thủy thông thương với nước bạn. Đến nơi đây bạn sẽ được ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những thác nước, các hang động. Bạn còn được ăn những món ăn như mèn mén, cơm lam, cơm xôi. Đi chợ phiên, bạn sẽ được ngắm các cô thiếu nữ dân tộc trong bộ váy áo lộng lẫy, thấy từng đàn ngựa thồ hàng nối đuôi nhau xuống chợ.

Nếu có dịp, mời bạn đến với Hà Giang quê tôi nhé! Hãy đến với “cổng trời”, với một “thành phố ngủ trong rừng” để khám phá thiên nhiên, con người nơi đây.

câu 2

Hằng năm, cứ đến những ngày đầu tháng giêng với khí trời trong trẻo và tưng bừng của ngày tết chưa qua thì ở làng Gióng, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hà Nội lại tổ chức hội Gióng để tưởng nhớ vị anh hùng đã có công dẹp giặc Ân, giữ yên bờ cõi và hơn hết là truyền lại cho đời sau tinh thần đấu tranh nhân dân lấy tre làm vũ khí. Hình tượng Thánh Gióng đã trở thành một trong tứ bất tử có sức ảnh hưởng đến văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Câu chuyện về sự ra đời, lớn lên của Thánh Gióng cũng là một câu chuyện thần kì.

Từ rất xưa, khi đất nước ta có tên gọi là Văn Lang và dưới thời cai trị của các vua Hùng. Vào đời vua Hùng thứ 6, vua thuận lòng dân, hợp ý trời nên mưa thuận gió hòa, quanh năm người dân cày cấy, đánh bắt được mùa nên cuộc sống của người dân khắp đất nước tạm yên ổn.

ở một ngôi làng nọ, có hai vợ chồng ông lão ăn ở phúc đức nhưng chẳng may đã ngoài lục tuần mà vẫn chưa có lấy một mụn con. Ông bà ngày đêm cầu trời khẩn phật, đi hết chùa này đến miếu nọ vẫn chưa thấy gì thay đổi. Một hôm, như mọi khi, bà ra đồng cấy lúa, lúc ra về bà thấy một bàn chân rất to và kì lạ in hằn trên đất. Lấy làm lạ, bà ướm thử chân mình vào, về nhà bà đã thụ thai. Khi bụng ngày một to và cũng sắp đến ngày khai hoa nở nhị, ông bà càng trông đợi đứa con thì đứa trẻ vẫn chưa chịu ra đời. Nỗi lo lắng cộng tuổi già khiến ông lão bệnh rồi qua đời. Bà mang thai đúng 12 tháng mới hạ sinh một cậu trai kháu khỉnh. Cậu bé ra đời đã mang trên người một ánh hào quang khác thường. Thời gian trôi qua, cậu bé 3 tuổi mà vẫn không nói, không cười, thậm chí cũng chẳng biết bò, biết đi như những đứa trẻ cùng trang lứa. Hàng xóm láng giềng kẻ bàn tán, người thương hại khiến bà mẹ càng đau lòng. Bà mang cậu bé đến những nhà lang y nổi tiếng mà vẫn không thể chữa khỏi vì cậu bé vốn chẳng bệnh tật gì.

Năm ấy, giặc Ân sang xâm phạm bờ coi nước ta. Chúng đến cướp bóc, phá các thôn làng, bắt giết trâu bò ăn thịt, lấy gạo của nông dân. Cuộc sống của nhân dân bỗng trở nên cơ cực, lòng dân oán hận mà không thể đánh đuổi được kẻ thù. Triều đình cho quân lính ra trận nhưng thế giặc mạnh quân ta không thể nào đấu lại. Vua vô cùng nao núng,bèn cho sứ giá đi khắp nơi trên đất nước tìm nhân tài, sứ giả đi tới đâu loa truyền vang khắp xóm:

  • Loa loa, nay đất nước đang lâm nguy, nhà vua trọng nhân tài, ai có tài năng thì lên kinh phò tá.

Cậu bé đang nằm lăn lóc trong nhà nghe tiếng sứ giả bỗng nhiên thốt lên:

  • Mẹ ơi! Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

Bà mẹ chưa hết vui mừng vì con mình đã nói được lại hoảng hốt khi con đòi gắp sứ giả, người mẹ can:

  • Con còn bé thế này, sứ giả đang tìm người tài, con gặp ông ấy làm gì.
  • Thưa mẹ, con muốn giúp đất nước, xin mẹ hãy mời ông ấy vào đây?

Người mẹ phần lo sợ, phần thương con van nài nên bạo dạn ra mời sứ giả vào. Lúc này, sứ giả gặp một cậu bé tuổi lên ba, tóc còn để chỏm đang dõng dạc nói chuyện, ông cho là đứa trẻ nghịch ngợm, toan bỏ đi.

  • Có phải ông được lệnh vua tìm người tài đánh giặc Ân? Thế giặc đang hùng mạnh như hổ thêm cánh, nếu không gấp rút thì con hổ ấy sẽ nuốt chửng cả đất nước.

Sau khi nghe xong những lời nói ấy của cậu bé, sứ giả nửa tin, nửa ngờ đáp:

  • Vậy theo ngươi thì nên làm thế nào?
  • Ông tìm đúng người rồi đấy, mau về tâu với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc roi sắt, đem đến đây cho ta, còn những chuyện khác cứ giao ta.

Sứ giả nhận ra đây thật là một nhân tài nên vội thúc ngựa chạy nhanh về cung bẩm báo. Đêm hôm trước. vua nằm mộng thấy có phúc tinh trên trời chiếu xuống, tra ra thì nơi ấy chính là chỗ ở của cậu bé nên quả quyết đây thật sự là người tài có thể giúp được cho đất nước. Vua cho truyền quân sĩ ngày đêm rèn các loại binh khí đúng theo yêu cầu của cậu bé. Từ ngày gặp sứ giả, cậu Gióng bỗng khác hẳn đi. Cậu ăn rất nhiều, người mẹ chẳng kịp xay thóc nấu cơm. Hàng xóm thấy vậy cũng góp phần nuôi cậu bé.

Giặc đã tràn nên chân núi Trâu, thế giặc ngày càng hun hãn. Đứng xa vài dặm đã nghe thấy tiếng reo hò của kẻ thù. Đúng lúc này, sứ giả mang đến cho Gióng roi sắt, ngựa sắt và áo giáp sắt. Gióng nhanh chóng khoác tấm áo choàng, bỗng một cậu bé lên ba đã biến mất thay vào đấy là một chàng trai khôi ngô, dáng cao, mắt sáng. Ai nấy đều ngạc nhiên, cả người mẹ Gióng cũng ngỡ ngàng không tin vào mắt mình. Bà mới vỡ ra sự tình, có lẽ đứa con trai của bà thương yêu bấy lâu nay chính là thần tiên trên trời đã sai xuống để giúp dân lành trừ giặc. Các quân sĩ cùng nhân dân nhận thấy được sức mạnh phi thường của người tướng lĩnh càng thêm vững lòng và nguyện đem cả tính mạng của mình để bảo vệ đất nước. Giặc cầm cờ phất trận, trống đánh liên hồi, gió ngựa tung bay. Thánh Gióng nhảy lên mình ngựa sắt, chàng cầm roi sắt và quất vào mông ngựa, ngựa đột nhiên hí vang trời. Chàng phi ngựa xông thằng đến tên giặc cầm đầu, dủng roi sắt đánh tan quân thù. Chàng mở đường đi trước, quân lính reo hò theo sau khiến kẻ thù khiếp sợ. Chúng chạy toán loạn giẫm đạp lên nhau. Roi sắt gãy, chàng nhổ bụi tre bên đường để đánh. Tre như roi khiến quân giặc tan tành.

Quê hương đã sạch bóng quân thù. Chàng Gióng trở về nhà lạy tạ mẹ rồi từ giã dân làng để bay về trời. Mẹ già vừa thương con vừa lưu luyến:

Mẹ con ta duyên chẳng được bao lâu, mẹ thì già rồi lại đơn lẽ một mình muốn có con bên cạnh nhưng vì con chẳng phải người trần. Con phải trở về, con đi mẹ chỉ biết ngóng trông ngày con trở lại.
Thánh Gióng xót xa cho cảnh mẹ già tiễn con nên an ủi:

Mẹ đừng buồn, con về trời nhưng cũng sẽ có ngày lại trở về thăm mẹ. Mẹ ở nhà giữ gìn sức khỏe, con mới có thể yên tâm rời khỏi.

Sau buỗi đưa tiễn ngậm ngùi, Thánh Gióng bỏ lại áo giáp sắt, ngựa sắt rồi bay thẳng về trời. Vua nhớ công ơn nên lập đền thờ Gióng tại chân núi Sóc Sơn. Dân làng nơi đây hằng năm đều tổ chức tưởng nhớ chàng.

( màu đen mình đánh dấu mở bài , và kết bài nha)

câu 3"

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

câu 4xuống biển, xuống núi

câu 5:Biện pháp tu từ Điệp từ Bao giờ : cho ta thấy đc tình thương và sự hy sinh mà ta ko bao giờ có thể bù đắp đc

và nhân hoá : trái bưởi có thế đáng đu giữa rằm