• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

I/. Đọc - hiểu. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến Bèo lục bình mênh mang màu mực tím Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông Ta lớn lên bối rồi một sắc hồng Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội Ta nhận ra mình đang lớn khôn Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng Rút những vọng rơm vàng về kết tổ Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ Biết kéo về cả một sắc trời xanh Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành "Tuổi của mụ" con nằm trong bụng mẹ Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào ? Câu 2: Chỉ ra những hình ảnh đẹp đẽ của năm tháng tuổi trẻ được tác giả nhắc đến trong đoạn trích. Câu 3: Khổ thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về những khoảng thời gian trong cuộc đời mỗi người Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành "Tuổi của mụ" con nằm trong bụng mẹ Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi Câu 4: Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích

1 đáp án
169 lượt xem

PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điếm) ĐỌC Văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: LÀM ƠN, HÃY HỢP TÁC! "Đồng nghiệp của tôi đã bật khóc khi đi lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng về Hai ngày vật vã trên từng tuyến đường, lấy mẫu cho mấy ngàn người. Mặc bộ đồ bảo hộ với 2 lớp kính, hơi thở và mồ hơi mờ cay cả mắt . Cả một ngày chỉ có nửa tiếng lúc trưa nghỉ để ăn cơm. Thậm chí nước cũng không dám uống vì không thể đi vệ sinh. Lấy mẫu, lấy mẫu và lấy mẫu, đau cả tay, lặp đi lặp lại một vài câu như một phản xạ. Cổ họng khô khốc vì không được "tưới" nước trong một thời gian dài. 9 giờ tối mới về tới cơ quan, nhai trệu trạo từng hạt cơm để lấy sức mai chiến đấu tiếp" Hơn ai hết, chúng tôi không mong muốn đón chào sự trở lại của Covid-19. Sự việc đã xảy ra, và tất cả nhân viên y tế chúng tôi đang cố gắng làm hết sức mình để kiểm soát dịch. Việc lấy mẫu cộng đồng cũng là một trong những công tác quan trọng để tầm soát diện rộng, kiểm soát mức độ của dịch, tìm ra kết quả chân thực phản ánh đúng tình hình dịch, để dập tắt nó. Vậy nên, mọi người ơi, làm ơn hãy hợp tác! Các bạn chi cần bỏ ra ít thời gian đến điểm tập kết, ngồi yên cho chúng tôi lãy mẫu. Sẽ có một chút khó chịu, sẽ có thể không thoải mái, nhưng chỉ vài giây thôi. Rồi các bạn sẽ được về nhà, bên mâm cơm gia đình, sống tĩnh lặng một thời gian trong lúc chờ dịch qua đi. Đừng khó chịu, đừng la ó, đừng nói những lòi khó nghe... Vì chúng tôi cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt, chúng tôi kiên cường nhưng chúng tôi cũng dễ bị tỗn thương, đặc biệt trong tình trạng làm việc căng thẳng và mệt mỏi, rất khó kiểm soát cảm xúc của mình. Có thể trong xã hội, các bạn có những vị trí khác nhau. Nhưng với chúng tôi, các bạn đều là đối tượng cần tầm soát . Vậy nên, lam ơn, HÃY HỢP TÁC để chúng tôi sớm được về với gia đình ." Có lẽ ban đã đọc được những tâm sự này đâu đó, thì chính xác bức tâm thư này từng được chia sẻ một lần trong đợt dịch bùng phát tại Đả Năng hồi tháng 7 năm ngoái. Người viết là một nhân viên y tế tại Bệnh viện Ung bướu TP.Đà Năng, để nói lên tâm sự chung của những y bác sỹ và nhân viên y tế khác tham gia tuyến đàu chống dịch. Khi dịch bệnh lần nữa quay trở lại Đà Nẵng, thông điệp của bức thư lại thêm một lần nhắc chúng ta về nỗi vất vả của những người đang ngày đêm gồng mình trong bô đồ bảo hộ kín mít, chạy đua với thời gian để lấy mẫu xét nghiệm khoanh vùng dịch. Bài viết này đã được Trung tâm Y tế quận Sơn Trà đã đăng tải lại và nhận được rất nhiều lời động viên, chia sẻ từ cộng đồng. Những ngày này, bên cạnh những tin tức nóng hổi về tình hình dịch bệnh,chúng ta cũng ít nhiều cảm nhận được sức nóng của trách nhiệm và nỗi vất vả của những người "anh hùng ngoài đời thực" này. Quãng đường chiến đấu còn dai dẳng bao lâu , không ai có thế trả lời. Nhưng ít nhất chúng ta biết nếu tất cả cùng chung sức và hợp tác , đích đến chắc chắn sẽ là cuộc sống bình yên không còn Covid! Trích Trung tâm tin tức VTV24 ngày 18/05/2021 Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2 (0.5 diểm) Theo đoạn trích, thông điệp mà bức thư muốn truyền tải là gi? Câu 3 (1 điếm) Vì sao trong bức thư, người viết kêu gọi mọi người "HÃYHỢP TÁC"? Câu 4 (1 diểm) Bức tâm thư gợi cho anh chị cảm xúc gì?Hãy nêu ít nhất 2 giải pháp mà bản thân có thể làm để hưởng ứng tinh thần "HỢP TÁC" chung tay chống dịch Covid19.

1 đáp án
26 lượt xem

Đọc văn bản sau và thực hiên các yêu cầu nêu ở dưới: Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Tôi lưu ý nhiều hơn đến hai yếu tố sau là giá trị và tầm nhìn. Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình. Chúng ta đều có chung một mục tiêu là kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình, gia đình mình và cho xã hội mà mình đang sống. Nhưng chúng ta có thể khác nhau trong cách lựa chọn con đường để đạt được mục tiêu đó. Con đường mà chúng ta lựa chọn sẽ cho thấy chúng ta là ai. Hãy tự hỏi cái giá phải trả cho sự lựa chọn đó là gì và mình có thể chấp nhận cái giá ấy hay không. . (Cuộc đời là một sự lưa chọn, Phạm Thị Ly, tham gia diễn đàn “Những kẻ lạc đường” ngày 29/4/2013, Tuổi trẻ.vn) Câu 1. Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được? Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: “Hãy tự hỏi cái giá phải trả cho sự lựa chọn đó là gì và mình có thể chấp nhận cái giá ấy hay không”? Câu 3. Câu văn: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn” trong văn bản gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

2 đáp án
102 lượt xem
2 đáp án
26 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Chiến thắng của quốc gia thuộc về cách thức mà mỗi quốc gia và công dân của mình liên kết với nhau để vượt qua đại nạn. Còn chiến thắng của nhân loại, của thế giới, phụ thuộc vào năng lực quản trị của từng quốc gia và khả năng đoàn kết, chia sẻ với nhau. Trong tuyên bố COVID -19 đã trở thành “đại dịch toàn cầu”, ngày 11-3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Guterres khẩn thiết: “Việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch ngày hôm nay là một lời kêu gọi hành động gửi tới mọi người, mọi nơi trên thế giới. Tuyên bố cũng là lời kêu gọi trách nhiệm và sự đoàn kết, các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại”. Học giả Yuval Harari, tác giả của những cuốn sách: “Lược sử loài người”, “Lược sử tương lai” và “21 bài học của thế kỷ 21” nhận định, “thang thuốc giải hữu hiệu cho bệnh dịch không phải là chia rẽ mà là đoàn kết”, và phải là “với tinh thần đoàn kết ở mức độ toàn cầu”. Sự đoàn kết này thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. Yuval Harari cho rằng, để có được sự đoàn kết, cần phải có niềm tin mạnh mẽ và sự hợp tác quốc tế cao độ giữa các quốc gia. Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan. Mỗi mối nguy đều tồn tại cơ hội. Dịch bệnh lần này hy vọng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại về sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu. Rõ ràng, đại dịch và khủng hoảng kinh tế là vấn đề của thế giới, của toàn thể nhân loại. Và với tầm mức đó, nó chỉ có thể được giải quyết hiệu quả nếu các quốc gia cùng hợp tác. Nhân loại đang chạy đua với virus để giành chiến thắng. Khi cuộc chiến này đi qua, chúng ta phải đối diện với những thảm họa tồi tệ về khủng hoảng kinh tế, tâm lý và nhiều điều khác nữa. Một thế giới bị tổn thương chỉ có thể hàn gắn và hồi phục bằng sự đoàn kết và chia sẻ. (Trích: Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống COVID-19, http://tuyengiao.vn ngày 12/4/2020) 1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0,5 đ) 2. Theo tác giả bài viết này, sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu thể hiện ở những việc gì ? (0,5 đ) 3. Anh / chị có đồng ý rằng “Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan” không ? Vì sao? (1,0 đ) 4. Theo anh/ chị, tại sao ông Tổng thư kí Liên hiệp quốc khẩn thiết kêu gọi Các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại” ? (1,0 đ) II. LÀM VĂN (7.0đ) Câu 1: 2,0đ Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc phòng chống đại dịch COVID -19 Giúp em với ạ!!!!

1 đáp án
56 lượt xem

Em bé bỏng của chị! Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng. Bế em trên tay là một bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ y tế màu xanh, khẩu trang kín mít, chỉ còn hở đôi mắt ánh lên nét rạng ngời. Em cất tiếng khóc, chị nhẹ nhõm như vừa trút ánh nặng ngàn cân, vui sướng đến run người, nghe bên tai tiếng bà cười trong nước mắt, bố đang gọi video bỗng lặng đi... Tất cả vỡ òa cảm xúc... Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm. Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đẫm mồ hôi cho dù là đang giữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát "À ơi, con cò bay lả bay la..." (...) Thế giới có những anh hùng thầm lặng , sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ điều gì . Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon mặc đẹp được thoải mái vui chơi mà là sống trong niềm tin và tình yêu thương giữa con người ?" Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ ? Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong phần NGOẶC KÉP trên văn bản ? Câu 3: Em có đồng ý với suy nghĩ : " hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon mặc đẹp được thoải mái vui chơi mà là sống trong niềm tin và tình yêu thương giữa con người ?

1 đáp án
94 lượt xem

...Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên bờ này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng con thuyền ra. Lại như quãng Tà Mường Vát dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn.... ... Hình như khi mà ta quen đọc bản đồ sông núi , thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trờ Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuốn dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về... Anh chị hãy cảm nhận vẻ đẹp của sông đà

1 đáp án
172 lượt xem

Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai...Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ... (Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó ?

2 đáp án
111 lượt xem