I. Ribosome – “nhà máy” tổng hợp protein của tế bào
Đây là bào quan không có màng bao bọc, nằm trong tế bào chất, có dạng hình cầu, có đường kính khoảng 150
Cấu tạo từ rARN và protein,
Mỗi ribosome gồm 1 tiểu phần lớn và một tiểu phân nhỏ. Khi không hoạt động, hai tiểu phần tách rơi nhau, chỉ khi gắn kết với nhau tạo ribosome hoàn chỉnh thì ribosome mới thực hiện chức năng
Chức năng: tổng hợp protein cho tế bào.
Có ở bào tương và 1 số bào quan. Một số bào quan có số lượng ribosome khá lớn như tế bào tuyến tụy (có thể lên đến vài triệu tế bào).
Ribosome ở tế bào nhân thực (80S) có kích thước lớn hơn so với ribosome ở tế bào nhân sơ (70S)
II. Bộ khung xương tế bào
Là hệ thống mạng vi sợi, sợi trung gian và vi ống kết nối với nhau
Vai trò:
+ Nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, neo giữu bào quan và các enzyme
+ Hình thành nên trung thể
+ Hỗ trợ các bộ phân hay cả tế bào di chuyển
III. Trung thể
Nằm cạnh nhân tế bào
Mỗi trung thể gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau và chất quang trung tử.
Mỗi trung tử là một ống hình trụ dài và rỗng, cấu tạo từ bộ ba vi ống xếp thành vòng.
Vai trò: trong quá trình phân bào, trung thể hình thành nên thoi phân bào
Ở tế bào thực vật, không có trung thể.
IV. Thành tế bào
Đây là bào quan bên ngoài màng sinh chất ở tế bào thực vật, nấm.
Có nhiệm vụ bảo vệ, tạo hình dạng đặc trưng và tham gia điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào.
Cấu tạo chủ yếu từ chuỗi cellulose, ngoài ra còn có một số loại polysaccharide khác như hemicellulose, pectin.... Ở nấm, thành tế bào có thành phần là chitin.
Giữa các tế bào có cầu sinh chất đóng vai trò trao đổi chất giữa các tế bào.
V. Chất nền ngoại bào
Chất nền ngoại bào là cấu trúc bên ngoài màng sinh chất của đa số các loài động vật
Bao gồm chủ yếu các phân tử protein như collgen, proteoglycan...
Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo thành mô và tham gia quá trình truyền thông tin.
VI. Mối nối giữa các tế bào
Ở cơ thể đa bào, các tế bào kết nối với nhau thành các mô nhờ các mối nối:
+ Mối nối kín: các tế bào được ghép sát với nhau bằng các loại protein đặc biệt khiến các chất không thể lọt qua khe hở.
+ Mối nối hở (mối nối truyền tin): các tế bào được ghép với nhau bằng các cấu trúc tạo nên các kênh cho phép các tế bào truyền cho nhau những chất nhất định. Mối nối hở ở các tế bào thực vật gọi là cầu sinh chất.
VII. Lông và roi
Một số tế bào nhân thực cũng có lông và roi
Cấu trúc dạng sợi nhô ra khỏi màng tế bào, cấu tạo từ các vi ống, roi thường dài hơn lông.
Chức năng chính: giúp tế bào di chuyển
Ví dụ:
+ Roi ở động vật đơn bào => di chuyển bơi trong nước
+ Lông rung ở các tế bào niêm mạc khí quản, niêm mạc mũi => đẩy dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp.
+ Tinh trùng ở động vật có roi => bơi đến trứng
+ Trứng được thụ tinh được di chuyển đến tử cung nhờ lông trên niêm mạc tế bào ống dẫn trứng.
Ngoài ra, lông của một số tế bào còn có vai trò nhận và truyền tin tín hiệu từ ngoài vào trong tế bào.