Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus (Phần 1)

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra

- Sau khi xâm nhập vào tế bào chủ, virus nhân lên rất nhanh, phá vỡ tế bào và tiếp tục lan truyền sang phá vỡ các tế bào khác.

- Có nhiều con đường khác nhau mà virus có thể lây truyền trong quần thể.

II. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người

Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người có tên viết tắt là HIV (Human Immunodeficiency Virus).

** Cấu tạo virus HIV

HIV có vật chất di truyền là 2 phân tử RNA, có thêm các loại enzyme.

Bên ngoài capsid có lớp vỏ ngoài từ phospholipid kép, trên bề mặt có các gai glycoprotein (để liên kết đặc hiệu với thụ thể của bạch cầu).

** Sự nhân lên của virus HIV

Trong quá trình nhân lên, HIV thường tạo ra nhiều biến thể mới - đây là một trong các nguyên nhân khiến việc điều trị hội chứng AIDS gặp khó khăn.

** Phương thức lây truyền và cách phòng tránh hội chứng AIDS

- HIV lây truyền từ người sang người qua các con đường:

+ Qua đường máu

+ Qua đường tình dục

+ Mẹ truyền sang con

- Khi đã xâm nhập vào cơ thể, virus HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người qua ba giai đoạn

- Cách phòng tránh hội chứng AIDS

+ Quan hệ tình dục an toàn

+ Không dùng chung kim tiêm và các dụng cụ dính máu từ người bệnh

+ Truyền máu an toàn

+ Phát hiện sớm và quản lý tốt những người nhiễm HIV

+ Dùng thuốc kháng virus trong thai kì và cho con bú đối với phụ nữ mắc HIV khi mang thai.

III. Bệnh cúm ở người và động vật

** Cấu tạo virus cúm

- Virus cúm lây nhiễm qua các tế bào niêm mạc đường hô hấp của người và nhiều động vật: gà, ngan, vịt, chim và lợn.

- Có 3 loại virus cúm A, B, C trong đó virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây ra dịch cúm ở người. 

+ Virus cúm gồm 7 - 8 đoạn RNA ngắn, bên ngoài capsid cũng có vỏ ngoài từ lớp kép phospholipid và các gai glycoprotein.

+ Các gai glycoprotein chia thành 2 nhóm chính: nhóm H (nhận biết và liên kết với thụ thể trên màng tế bào chủ) và nhóm N (enzyme phá hủy tế bào chủ).

+ Vì vậy mà người ta chia virus cúm thành 16 phân nhóm khác nhau bởi gai H, và 9 nhóm khác nhau bởi gai N. 

** Chu trình lây nhiễm

Virus cúm chỉ nhân lên trong tế bào chủ theo chu kì sinh tan. 

Virus cúm tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng gai H => vỏ ngoài của virus dung nạp với màng tế bào chủ => hạt virus đi vào tế bào chất => RNA được giải phóng => sinh tổng hợp các thành phần => virus được lắp ráp và giải phóng ra ngoài bằng xuất bào. 

** Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh cúm

- Đường lây truyền: giọt dịch khi hắt hơi, dịch tiết … nên cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

- Phòng tránh: 

+ Không ăn thịt gia cầm và động vật chết do dịch bệnh, ăn thức ăn chính và đảm bảo vệ sinh.

+ Không tiếp xúc trực tiếp cũng như mua bán, săn bắt động vật hoang dã vì chúng có thể là ổ chứa virus.

IV. Bệnh khảm lá ở cây thuốc lá

- Virus thực vật thường chỉ có vỏ capsid mà không có lớp vỏ ngoài và gai glycoprotein như virus động vật.

- Các loại cây trồng và thực vật hoang dã nhiễm virus thường biểu hiện lá bị xoăn, có những vết nâu, trắng hoặc vàng trên lá và quả, cây sinh trưởng chậm … tuy nhiên ít khi bị chết.

** Cấu tạo virus khảm thuốc lá

- Hình gậy, kích thích 300 * 15 nm.

- Phân tử gồm: 2300 tiểu phần protein, bao quanh 1 phân tử RNA gồm khoảng 6400 nucleptid.

- Virus có bộ gen RNA sợi đơn, mã hóa 5 phân tử protein.

** Sự lây truyền

- Virus có khả năng lan truyền cao, xâm nhập dễ dàng qua tiếp xúc cơ học (cọ xát lá, cắt tỉa...)

- Vrus lan truyền qua hạt giống (tồn tại trên bề mặt vỏ hạt), có thể lan truyền qua côn trùng miệng nhai.

** Phòng chống bệnh

- Sử dụng giống chống bệnh, giống sạch bệnh.

- Chọn giống từ những ruộng không bị nhiễm bệnh.

- Luân canh với cây trồng khác họ. 

- Dọn sạch tàn dư cây bệnh. 

- Khử trùng dụng cụ thu hái bằng Formalin 4 %, rửa tay và dụng cụ bằng xà phòng.

- Thu hoạch riêng cây bệnh, cây khoẻ.

- Nhổ bỏ cây bệnh trên đồng ruộng và diệt côn trùng môi giới.