Giảm phân

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Quá trình giảm phân

- Khái niệm: Giảm phân (phân bào giảm nhiễm) là hình thức phân chia của các tế bào mầm sinh dục trong quá trình sản sinh giao tử ở các cơ quan sinh sản.

Trong giảm phân, tế bào sinh dục (2n) đã chín trải qua 2 lần phân bào liên tiếp nhưng DNA chỉ nhân đôi 1 lần vào kì trung gian trước giảm phân, nên sau giảm phân tạo giao tử có bộ NST là n.

II. So sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân

Giống nhau:

- Đều là hình thức phân bào.

- Đều có một lần nhân đôi ADN.

- Đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- NST đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,...

- Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.

- Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

- Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.

Khác nhau:

III. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh

Sự phát sinh giao tử:là quá trình hình thành giao tử được qua quá trình sinh tinh và giao tử cái qua quá trình sinh trứng ở động vật.

Sự thụ tinh: là quá trình kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái. Kết quả của thụ tinh là hợp tử, phát triển thành phôi và sau đó là cơ thể mới.

IV. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân

V. Ý nghĩa của giảm phân

- Giảm phân đảm bảo giao tử được hình thành mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội thông qua thụ tinh bộ nhiễm sắc thể của loài được khôi phục.

- Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính của các loài sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST của loài.

- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các chromatid trong cặp tương đồng ở kì đầu I tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phong phú cho loài, tạo ưu thế cho loài sinh sản hữu tính.

- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.