Giới thiệu môn Sinh học

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Khái niệm, đối tượng và mục tiêu của sinh học

1. Khái niệm

Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống.

2. Đối tượng 

Đối tượng của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống, bao gồm thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm...và con người.

3. Mục tiêu môn sinh học

Môn sinh học giúp chúng ta hiểu rõ về thế giới sống, hình thành và phát triển năng lực sinh học, có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên.

II. Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

Các nhà sinh học nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng, nguồn gốc, tiến hóa và sự phân bố của các sinh vật...

 

Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học chia thành hai loại chính:

Một số lĩnh vực nghiên cứu của ngành sinh học:

=> Các lĩnh vực nghiên cứu sinh học ngày càng phân hóa chuyên sâu, mỗi lĩnh vực đóng góp những vai trò nhất định trong nghiên cứu cũng như thực tiễn đời sống của con người.

III. Vai trò của sinh học

Sinh học có nhiều vai trò khác nhau và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

Sinh học có những ứng dụng trong:

- Y học, dược học

(Tạo ra các sinh vật mang gene người để sản xuất hormone, protein,..;bằng sự hiểu biết về cấu tạo và chức năng sinh lý của bộ não người đã góp phần làm cho tâm lý học và khoa học xã hội trở nên sâu sắc hơn...)

- Nông nghiệp

(Tạo các giống cây sạch bệnh;nhiều loài sinh vật mang những đặc tính tốt được tạo ra bằng phương pháp gậy đột biến và công nghệ tế bào...)

- Bảo vệ môi trường...

(Sử dụng vi sinh vật để sử lý nước bị ô nhiễm, xây dựng các mô hình sinh thái giúp đánh giá các vấn đề xã hội như sự nóng lên toàn cầu, mức độ ô nhiễm môi trường...)

IV. Sinh học tuong lai

- Trong tương lai, ngành Sinh học có thể mang lại nhiều thành tựu mới nhằm phục vụ đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội.

- Bên cạnh đó, trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hướng:

+ Mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô (gene, enzyme,..) 

+ Nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyển...)

- Sinh học ngày càng phát triển nhờ sự tích hợp với các lĩnh vực khoa học khác nhau hình thành nên những lĩnh vực khoa học mới.

Ví dụ như tin sinh học (phân tích các cơ sở dữ liệu sinh học nhờ các phần mềm chuyên dụng), sinh học vũ trụ (nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất), mô phỏng sinh học (mô phỏng sinh học trong thiết kế và kiến trúc).

- Tương tự, sự kết hợp của ngành sinh học với hóa học, tin học, toán học và vật lý đang hình thành nên một ngành mới được gọi là sinh học hệ thống.

V. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng

Hiện nay, có nhiều ngành nghề liên quan đến sinh học rất đa dạng, từ nghiên cứu giảng dạy đến sản xuất, chăm sóc sức khỏe hay hoạch định chính sách.

Các ngành nghề liên quan đến sinh học có nhiều ứng dụng sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu về nhiều mặt cho đời sống, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, chăm sóc sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.

- Nhóm ngành nghề cơ bản: gồm các ngành nghề có các công việc, nghiên cứu liên quan trực tiếp đến các cấp độ tổ chức sống (tế bào, cơ thể)

- Nhóm ngành nghề ứng dụng sinh học: bao gồm các ngành nghề ứng dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như đảm bảo nguồn lương thực, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học

VI. Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội

Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) thông qua năm 1987 được hiểu là: sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện đại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai

Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững:

=> Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biểt chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì phát triển bền vững.

Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội

+ Sinh học phát triển dựa trên các thành tựu khoa học công nghê.

+ Sinh học và khoa học công nghệ phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế

+ Sự phát triển sinh học, khoa học công nghệ và kinh tế đặt ra vấn đề đạo đức sinh học.