Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng

Ví dụ: Quan sát tập tính săn mồi của loài rết và mực, quan sát sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây...

II. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu (thu thập thông tin) được thực hiện trong không gian phòng thí nghiệm.

Trong quá trình thực hiện các thí nghiệm được sử dụng các dụng cụ, hóa chất và cần phải chú ý các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:

- Các lưu ý về cháy nổ, an toàn về hóa chất :chú ý khi sử dụng các chất, hóa chất dễ cháy và độc hại như đèn cồn, acid, khí độc...

- Vận hành thiết bị: Nắm bắt tốt quy tắc vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm.

- Trang bị cá nhân: Tùy theo từng yêu cầu của nghiên cứu mà cần có những trang thiết bị riêng biệt.

Một số kĩ thuật phòng thí nghiệm:

+ Phương pháp giải phẫu: để tìm hiểu cấu tạo cơ thể hay các bộ phận của tế bào

Ví dụ: giải phẫu các bộ phận của thực vật (rễ, thân, lá...), các bộ phận cơ thể động vật (giun đất, gián, chim...)

+ Phương pháp làm việc với tiêu bản tế bào/nhiễm sắc thể: để quan sát tế bào hay các cấu trúc bên trong tế bào như NST.

Ví dụ: quan sát NST của quả chuối, ếch, bắp cải....

III. Phương pháp thực nghiệm khoa học

Phương pháp thực nghiệm khoa học là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích.

Phương pháp này có thể thực hiện ở ngoài thực địa hoặc trong phòng thí nghiệm với các điều kiện môi trường được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Các bước thực hiện:

Ví dụ: Điều tra sự phân bố của loài rết ở vườn quốc gia Cúc Phương; Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa của thanh long.

Một số phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:

IV. Vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn sinh học

Nhiều vật liệu và thiết bị được dùng trong nghiên cứu và học tập sinh học.

Một số thiết bị hiện đại như: kính hiển vi quang học, máy ly tâm, máy điện di, tủ đông....

Các phần mềm: thí nghiệm ảo, phần mềm phân tích số liệu...

Tranh ảnh, mô hình, vật mẫu: bộ tranh cơ thể người, bộ NST, DNA...

Thiết bị an toàn: găng tay, kính mắt...

Kính hiển vi

Dựa trên nguồn sáng được sử dụng, kính hiển vi được chia thành hai loại: kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử

Độ phóng đại của kính hiển vi quang học tối đa là 1500 lần, còn đối với kính hiển vi điện tử có thể lên đến 50 triệu lần. Vì vậy kính hiển vi điện tử giúp chúng ta có thể nghiên cứu những cấu trúc siêu hiển vi của tế bào cũng như cấu trúc phân tử.

Máy ly tâm

Được sử dụng trong kĩ thuật phân đoạn tế bào để tách các loại bào quan dựa trên khối lượng của chúng.

See the source image

V. Các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học được thực hiện theo các bước tạo thành một tiến trình, mỗi bước là một kỹ năng.

 

VI. Tin sinh học

Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, các thuật toán, mô hình để lưu trữ, phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lắm nhằm sử dụng chúng một cánh có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học và trong cuộc sống.

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê.

Một số ứng dụng của tin sinh học trong nghiên cứu như: dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền từ đó phát hiện và điều trị sớm, so sánh hệ gen, trình tự protein nhằm xác định quan hệ huyết thống...

Hiện nay, tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học.

Một số ngân hàng dữ liệu phổ biến như: GenBack; EMBL, PDB, SCOP, PRINTS...

See the source image