Cơ năng - Định luật bảo toàn cơ năng

Bài viết trình bày biểu thức cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường, của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi và định luật bảo toàn cơ năng.

I - CƠ NĂNG

- Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng trọng trường của vật.

\({\rm{W}} = {{\rm{W}}_{\rm{d}}} + {{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + mg{\rm{z}}\)

- Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật.

\({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + \dfrac{1}{2}k{{\rm{x}}^2}\)

II - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

Nếu không có tác dụng của lực khác (như lực cản, lực ma sát, ... ) thì trong quá trình chuyển động, cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.

- Định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trường trọng lực chỉ chịu tác dụng của trọng lực cơ năng của vật chuyển động trong trường trọng lực bằng tổng động năng và thế năng của vật là một đại lượng được bảo toàn

\({\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + mgz = h/s\)

- Cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi:

\({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{{\rm{x}}^2} + \dfrac{1}{2}m{v^2} = h/s\)

III – BIẾN THIÊN CƠ NĂNG. CÔNG CỦA LỰC KHÔNG PHẢI LỰC THẾ

Theo định lí động năng, ta có tổng công của các lực tác dụng bằng độ biến thiên động năng của vật khi di chuyển từ vị trí 1 đến vị trí 2:

\({A_{12}}\) (lực không thế) \( + {A_{12}}\) (lực thế) \( = {{\rm{W}}_{{d_2}}} - {{\rm{W}}_{{d_1}}}\)

Mặt khác, ta có:

\({A_{12}}\) (lực thế) \( = {{\rm{W}}_{{t_1}}} - {{\rm{W}}_{{t_2}}}\)

Từ đó, ta suy ra:

\({A_{12}}\) (lực không thế) \( = {{\rm{W}}_{{d_2}}} - {{\rm{W}}_{{d_1}}} - \left( {{{\rm{W}}_{{t_1}}} - {{\rm{W}}_{{t_2}}}} \right)\)

                          \( = \left( {{{\rm{W}}_{{d_2}}} + {{\rm{W}}_{{t_2}}}} \right) - \left( {{{\rm{W}}_{{d_1}}} + {{\rm{W}}_{_{{t_1}}}}} \right)\)

Hay \({A_{12}}\) (lực không thế)  \( = {{\rm{W}}_2} - {{\rm{W}}_1}\)

Câu hỏi trong bài