Va chạm đàn hồi - Va chạm mềm

  •   
Bài viết trình bày về va chạm mềm và chạm đàn hồi với cách xác định vận tốc của vật trước và sau va chạm.

I - VA CHẠM MỀM (VA CHẠM KHÔNG ĐÀN HỒI)

Va chạm mềm là va chạm  mà sau khi va chạm hai vật gắn chặt vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc:

m1v1+m2v2=(m1+m2)V

Trong đó:

     + m1,m2: khối lượng của vật 1 và vật 2

     + v1,v2: vận tốc trước va chạm của vật 1 và vật 2

     + V: vận tốc sau va chạm của 2 vật

Chú ý: v1,v2,V là các giá trị đại số có thể âm, dương hoặc bằng 0 tùy vào từng trường hợp cụ thể và hệ quy chiếu ta chọn.

II - VA CHẠM ĐÀN HỔI (Đọc thêm)

Va chạm đàn hồi là va chạm xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian rất ngắn, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

1. Va chạm đàn hồi trực diện xuyên tâm

Va chạm đàn hồi - Va chạm mềm - ảnh 1

+ Bảo toàn động lượng: P1+P2=P1+P2

hay m1v1+m2v2=m1v1+m2v2  (1)

với v1,v2,v1,v2 là các giá trị đại số có thể âm, dương hoặc bằng 0 tùy vào từng trường hơp cụ thể và hệ quy chiếu ta chọn.

+ Bảo toàn động năng:

Wd1+Wd2=Wd1+Wd2
12m1v21+12m2v22=12m1v21+12m2v22(2)

Từ (1) và (2), ta suy ra:

{v1=(m1m2)v1+2m2v2m1+m2v2=(m2m1)v2+2m1v1m1+m2  

2. Các trường hợp đặc biệt của va chạm đàn hồi xuyên tâm:

+ Hai vật có khối lượng bằng nhau: m1=m2

Ta suy ra: {v1=v2v2=v1

Điều này có nghĩa là sau va chạm chuyển động của vật m1 sẽ truyền cho vật m2 và chuyển động của vật m2 truyền cho vật m1

+ Vật m1 có khối lượng rất nhỏ so với vật m2 và ban đầu vật m2v2=0 (đứng yên)

m1m2m1m20

thay vào biểu thức tổng quát trên, ta suy ra: {v1=v1v2=0

Có nghĩa là sau va chạm, vật m2 vẫn nằm yên còn vật m1 bị bật ngược trở lại

Câu hỏi trong bài