Câu hỏi đuôi

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

I. Định nghĩa câu hỏi đuôi

Bỏ qua ngay suy đoán câu hỏi đuôi là…câu hỏi đế theo người khác đi nhé! Không phải thế đâu!

Câu hỏi đuôi là kiểu câu hỏi bao gồm 2 phần, phân cách nhau bằng dấu phẩy: Phần trước dấu phẩy là một mệnh đề hoàn chỉnh, phần sau dấu phẩy ở dạng nghi vấn (được gọi là “đuôi”) dùng để tìm kiếm sự xác nhận thông tin được đề cập đến ở phần trước.

Ví dụ:

She is beautiful, isn’t she? (Cô ta đẹp nhỉ?)

He isn’t a doctor, is he? (Anh ta không phải là bác sĩ đấy chứ?)

Phần mệnh đề trước dấu phẩy, hay còn gọi là phần mệnh đề chính, có thể ở cả 2 thể khẳng định và phủ định. Dựa vào thể của phần mệnh đề chính, ta có thể xác định được thể của phần đuôi.

II. Cấu trúc câu hỏi đuôi cơ bản

Nhìn chung, chúng ta có một quy tắc khi xây dựng câu hỏi đuôi, đó là: Thể của phần đuôi luôn luôn ngược lại với phần mệnh đề chính. Cụ thể như sau:

Trường hợp

Mệnh đề chính 

(main clause)

,

Phần hỏi đuôi 

(question tag)

?

1

Khẳng định

,

Phủ định

?

2

Phủ định

,

Khẳng định

?

LƯU Ý: Phần đuôi khi ở thể phủ định luôn để ở dạng viết tắt.

Ví dụ:

She is tall, isn’t you? (Cô ấy không cao lắm nhỉ?)

He loves her, doesn’t he? (Anh ấy yêu cô ấy phải không?)

Như vậy, ta có thể thấy mệnh đề chính ở thì nào thì phần hỏi đuôi mượn trợ động từ ở thì đấy. Dưới đây là cấu trúc câu hỏi đuôi của các thì và kiểu câu thường gặp:

Thì

Cấu trúc

Hiện tại đơn

Clause, is/ am/are (+not) + S?

They aren’t students, are they? 

(Họ không phải là sinh viên đúng không?)

Clause, do/ doees (+not) + S?

He comes to school, doesn’t he? 

(Anh ấy đi học rồi nhỉ?)

Hiện tại tiếp diễn

Clause, is/ am/are (+not) + S?

He is playing the guitar in his room, isn’t he? 

(Anh ấy đang chơi ghi-ta trong phòng à?)

Hiện tại hoàn thành

Clause, has/ have (+not) + S?

The dog hasn’t come back home yet, has it? 

(Con chó vẫn chưa chạy về nhà à?)

Quá khứ đơn

Clause, was/ were (+not) + S?

She was a teacher in your school, wasn’t she? 

(Cô ấy từng là giáo viên trường bạn à?)

Clause, did (+not) + S?

They didn’t remember doing homework, did they?

(Họ không nhớ làm bài tp về nhà đúng không?)

Thì tương lai/ Model Verb

Clause, will/ can/ should (+ not) + S?

You will come to my birthday party, won’t you? 

(Cậu sẽ đến dự tiệc sinh nhật của tớ phải không?)

They shouldn’t meet her, should they?

 (Họ không nên gặp cô ta, phải không?)

 

III. Các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi

Bên cạnh các trường hợp phổ biến, câu hỏi đuôi cũng có những trường hợp đặc biệt mà ta cần ghi nhớ để tránh nhầm lẫn. Sau đây là những trường hợp mà các bạn cần lưu ý.

1/ Câu dùng I AM, câu hỏi đuôi là AREN’T I, I AM NOT thì câu hỏi đuôi là AM I.

Ví dụ:

I am a translator, aren’t I? (Tôi là biên dịch viên mà nhỉ?)

I am not sick, am I? (Con không ốm phải không mẹ?)

 

2/ Câu dùng LET’S, câu hỏi đuôi là SHALL WE?

Ví dụ:

 Let’s go outside, shall we? 

(Chúng ta ra ngoài nhé?)

 

3/ Câu có chủ ngữ là những đại từ bất định như EVERYONE, EVERYBODY, ANYBODY, ANYONE,… thì câu hỏi đuôi sẽ có chủ ngữ là THEY.

Ví dụ:

Everyone speaks English, don’t they? (Mọi người đều nói tiếng Anh phải không?)

Someone isn’t here, are they? (Không ai ở đây nhỉ?)

 

4/ Câu có chủ ngữ là NOTHING, NO ONE, NOBODY: Mặc dù câu ở mệnh đề chính ở dạng khẳng định nhưng phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định, do các từ này vốn đã mang nghĩa phủ định. Đặc biệt, với NO ONE, NOBODY thì phần hỏi đuôi sẽ là THEY. Với NOTHING thì phần hỏi đuôi sẽ là IT.

Ví dụ: 

Nothing is special, isn’t it? 

(Chẳng có gì đặc biệt cả, phải không?)

 

5/ Câu chứa các trạng từ phủ định như NEVER, SELDOM, HARDLY, LITTLE, FEW,… thì mặc dù dạng câu ở mệnh đề chính là khẳng định, ta vẫn hiểu là câu đó mang nghĩa phủ định, nên phần hỏi đuôi sẽ vẫn ở dạng khẳng định.

Ví dụ: 

She hardly eats bread, does she? 

(Cô ta không ăn tý bánh mì nào đúng không?)

 

6/ Câu hỏi đuôi của câu mệnh lệnh

Please + V, will won’t you?

Don’t + V, will you

Ví dụ:

Please help me, will/ won’t you? (Làm ơn giúp tôi được không?)

Don’t do that again, will you? (Đừng làm như thế nữa, nha?)