Từ loại

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

Đổi lựa chọn

I. Danh từ

1. Khái niệm

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

2. Khả năng kết hợp của danh từ

Danh từ có thế kết hợp với những từ sau để lập thành cụm danh từ:

- Từ chỉ số lượng ở phía trước

Ví dụ: những, các, vài, ba, bốn...

- Chỉ từ "này", "ấy", "đó",... ở phía sau

3. Chức vụ trong câu

- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ.

Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp. (Trong câu này "hoa hồng" là danh từ đứng đầu câu làm chủ ngữ)

- Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ "là" đứng trước.

Ví dụ: Tôi là học sinh. (Trong câu này "học sinh" là danh từ đứng sau từ "là" và đảm nhiệm chức năng làm vị ngữ trong câu)

4. Phân loại danh từ

Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chi sự vật.

a. Danh từ chỉ sự vật

- Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

- Danh từ chỉ sự vật gồm hai nhóm: Danh từ chung và danh từ riêng.

+ Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật.

+ Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương;...

b. Danh từ chỉ đơn vị

- Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

- Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là:

+ Danh từ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ)

+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là:

+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác

+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

II. Động từ

1. Khái niệm

- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái sự vật.

- Ví dụ: Ngày mai tôi đến trường!

2. Khả năng kết hợp

- Kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ... để tạo thành cụm động từ

3. Chức vụ ngữ pháp

- Chức vụ chính của động từ là làm vị ngữ.

- Ví dụ

+ Gió thổi.

+ Nam đang học bài

- Khi động từ làm chủ ngữ thì mất khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ...

- Ví dụ: Học là nhiệm vụ của học sinh.

4. So sánh danh từ với động từ

5. Phân loại động từ

III. Tính từ

1. Khái niệm

- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

2. Khả năng kết hợp

- Tính từ có thể kết hợp với các từ "đã", "sẽ", "đang", "cũng", "vẫn", ... để tạo thành cụm tính từ.

- Khả năng kết hợp với các từ "hãy", "chớ", "đừng" của tính từ rất hạn chế.

3. Chức vụ cú pháp

- Làm vị ngữ

Ví dụ

Lan // rất siêng năng

CN         VN

- Làm chủ ngữ trong câu.

Ví dụ

Lười biếng// là một tính xấu

CN                      VN

- Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

4. Các loại tính từ

Có hai loại tính từ đáng chú ý là:

- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

IV. Các từ loại khác

1. Số từ

- Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ.

- Cần phân biệt số từ với các danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng: chục, đôi, tá, trăm, triệu,… Giống như những danh từ khác, các danh từ này thường có số từ đứng trước. Ví dụ: ba chục, hai trăm, sáu triệu,…

2. Đại từ

- Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

3. Lượng từ

- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật một cách khái quát.

- Có thể chia lượng từ thành hai nhóm:

+  Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể.

+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

4. Chỉ từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ: ngôi nhà kia, quyển sách nọ,…

5. Phó từ

- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

- Phó từ gồm hai loại:

+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian (đã, sẽ, đang,…), mức độ (hơi, rất, quá,…), sự tiếp diễn tương tự (cũng, vẫn, còn,…), sự phủ định {không, chưa, chẳng,…), sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ,…).

+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về mức độ (lắm, quá,…), khả năng (thường, luôn,…), kết quả và hướng (mất, được, ra,…).

6. Quan hệ từ

- Quan hệ từ được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

- Ví dụ: Cái bút của bạn; Tôi học còn nó làm;…

- Các quan hệ từ có thể sử dụng cùng với nhau tạo thành cặp quan hệ từ

(vì (do, bởi, tại,…)… nên (cho nên),..:, nếu {giá, giá mà,…)… thì…’, tuy (dù, mặc dù,…)… nhưng…;…).

7. Trợ từ

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá về sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, ngay,…

8. Tình thái từ

- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

- Một số loại tình thái từ:

+ Tĩnh thái từ nghi vấn (à, ư, hử, hả, chăng,…);

+ Tình thái từ cầu khiến (đi, nào, với,…);

+ Tình thái từ cảm thán (thay, sao,…);

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm (ạ, nhé, cơ, mà,…).

9. Thán từ

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi – đáp.

- Thán từ gồm hai loại chính:

- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ôi, a, ô hay, than ôi, trời ơi,…

- Thán từ gọi – đáp: này, ơi, vâng, dụ,…