Trong không gian với hệ trục tọa độ $O x y z$, cho hai đường thẳng \({\ell _1}:x - 1 = \dfrac{{y + 2}}{2} = - z\) và \({\ell _2}:\dfrac{{x - 3}}{2} = \dfrac{{y + 1}}{{ - 1}} = \dfrac{{z - 1}}{2}\). Gọi \((Q)\) là mặt phẳng chứa \({\ell _1}\) và tạo với \({\ell _2}\) một góc lớn nhất là \(\alpha \). Khi đó \(\cos \alpha \) bằng
Trả lời bởi giáo viên
Bước 1: Giả sử phương trình của \((Q)\) có dạng \(A(x - 1) + B(y + 2) + Cz = 0\). Gọi \(\theta \) là góc giữa \((Q)\) và \({\ell _2}\). Biểu diễn \(\sin \theta \) theo A, B.
Đường thẳng \({\ell _1}\) có một vectơ chỉ phương là \({\vec u_1} = (1;2; - 1)\) và đi qua điểm \({M_1} = (1; - 2;0).\) Vì \((Q)\) chứa \({\ell _1}\) nên đi qua \({M_1}\) và vectơ pháp tuyến của nó vuông góc với \({\vec u_1}.\) Do đó, ta có thể giả sử phương trình của \((Q)\) có dạng
\(A(x - 1) + B(y + 2) + Cz = 0\) với \(1 \cdot A + 2 \cdot B + ( - 1) \cdot C = 0\) và \({A^2} + {B^2} + {C^2} > 0\)
Gọi \(\theta \) là góc giữa \((Q)\) và \({\ell _2}\).
Do vectơ pháp tuyến của \((Q)\) là \(\vec n = (A;B;C) = \) \((A;B;A + 2B)\) (vì \(A + 2B = C\)) và vectơ chỉ phương của \({\ell _2}\) là \({\vec u_2} = (2; - 1;2)\) nên ta có:
\(\sin \theta = \dfrac{{|4A + 3B|}}{{3\sqrt {2{A^2} + 4AB + 5{B^2}} }}\)\( = \dfrac{1}{3}\sqrt {\dfrac{{{{(4A + 3B)}^2}}}{{2{A^2} + 4AB + 5{B^2}}}} \)
Bước 2: Ta xét hai trường hợp của B để tìm \(\sin \theta \) rồi so sánh.
Ta xét hai trường hợp.
+) Trường hợp \(B = 0\), thì \(\sin \theta = \dfrac{{2\sqrt 2 }}{3}\).
+) Trường hợp \(B \ne 0\), ta đặt \(r = \dfrac{A}{B}\) thì được \(\sin \theta = \dfrac{1}{3}\sqrt {\dfrac{{{{(4r + 3)}^2}}}{{2{r^2} + 4r + 5}}} \).
Từ đó, ta xét hàm số \(f(r) = \dfrac{{{{(4r + 3)}^2}}}{{2{r^2} + 4r + 5}}\) trên \(\mathbb{R}\).
\({f^\prime }(r)\)\( = \dfrac{{8(4r + 3)\left( {2{r^2} + 4r + 5} \right) - {{(4r + 3)}^2}(4r + 4)}}{{{{\left( {2{r^2} + 4r + 5} \right)}^2}}}\)\( = \dfrac{{4(4r + 3)(r + 7)}}{{{{\left( {2{r^2} + 4r + 5} \right)}^2}}}\)
Mặt khác \(\mathop {\lim }\limits_{r \to \pm \infty } f(r) = 8\) và \(f\left( { - \dfrac{3}{4}} \right) = 0,f( - 7) = \dfrac{{25}}{3}\) nên ta lập được bảng biến thiên.
Từ đó thu được giá trị lớn nhất là \(\dfrac{{25}}{3}\). Khi đó, \(\sin \theta = \dfrac{{5\sqrt 3 }}{9}\).
So sánh hai trường hợp trên, ta thu được \(\sin \alpha = \dfrac{{5\sqrt 3 }}{9}\). Từ đó \(\cos \alpha = \dfrac{{\sqrt 6 }}{9}\).
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Giả sử phương trình của \((Q)\) có dạng \(A(x - 1) + B(y + 2) + Cz = 0\). Gọi \(\theta \) là góc giữa \((Q)\) và \({\ell _2}\). Biểu diễn \(\sin \theta \) theo A, B.
Bước 2: Ta xét hai trường hợp của B để tìm \(\sin \theta \) rồi so sánh.