Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 1mm2 và dây kia bằng sắt dài 2m có tiết diện 0,5mm2. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn? Vì sao? Biết điện trở suất của nikêlin là 0,40.10-6Ω.m và điện trở suất của sắt là 12,0.10-8Ω.m
Trả lời bởi giáo viên
Điện trở của dây nikêlin là:
\({R_1} = {\rho _1}\dfrac{{{l_1}}}{{{S_1}}} = 0,{4.10^{ - 6}}\dfrac{1}{{{{10}^{ - 6}}}} = 0,4\Omega \)
Điện trở của dây sắt là:
\({R_2} = {\rho _2}\dfrac{{{l_2}}}{{{S_2}}} = {12.10^{ - 8}}\dfrac{2}{{0,{{5.10}^{ - 6}}}} = 0,48\Omega \)
Nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi dây dẫn: \(\left\{ \begin{array}{l}{Q_1} = I_1^2{R_1}t\\{Q_2} = I_2^2{R_2}t\end{array} \right.\)
Vì hai dây dẫn mắc nối tiếp với nhau và theo tính toán ở trên ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{I_1} = {I_2}\\{R_2} > {R_1}\end{array} \right. \Rightarrow {Q_2} > {Q_1}\)
Vậy dây sắt tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn.
Hướng dẫn giải:
Công thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \dfrac{{\rho l}}{S}\)
Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: \(Q = {I^2}Rt\)
Sử dụng công thức của đoạn mạch nối tiếp.