Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có \(AB = 10cm,\,\,BC = 12cm\), đường cao \(AH\). Gọi \(E,F\) lần lượt là hình chiếu của \(H\) trên \(AB\) và \(AC\). Gọi \(I\) là giao điểm của \(AH\) và \(EF\).
Chọn câu đúng.
Trả lời bởi giáo viên
*) Xét \(\Delta AEH\) và \(\Delta AHB\) có:
\(\begin{array}{l}+)\, \widehat H = \widehat E = {90^0}\\+) \,\widehat {EAH}\,\,\,chung\\ \Rightarrow \Delta AEH \backsim \Delta AHB\,\,\left( {g - g} \right)\end{array}\)
*) \(\Delta ABC\) cân tại \(A\) có: \(AH\) là đường cao nên \(AH\) đồng thời là đường trung tuyến, là đường phân giác của \(\Delta ABC\).
Xét hai tam giác vuông \(AEH\) và \(AFH\) có:
\(\widehat {EAH} = \widehat {FAH}\) (vì \(AH\) là tia phân giác của góc \(A\))
\(AH\) là cạnh chung
Vậy \(\Delta AEH = \Delta AFH\) (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra: \(AE = AF\) (hai cạnh tương ứng)
Tam giác \(AEF\) cân (vì \(AE = AF\)) có: \(AI\) là đường phân giác nên \(AI\) đồng thời là đường cao
\( \Rightarrow AI \bot EF \Rightarrow AH \bot EF.\)
Lại có: \(AH \bot BC\), suy ra \(EF//BC\).
Hướng dẫn giải:
Sử dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác.
Sử dụng định lý từ vuông góc đến song song để chứng minh song song.