Câu hỏi:
2 năm trước

Cho hai con lắc đơn A và B dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với nhau. Ban đầu kéo vật nặng của hai con lắc về cùng một phía hợp với phương thẳng đứng một góc bằng nhau rồi buông nhẹ cùng một lúc. Biết rằng chu kì dao động của con lắc B nhỏ hơn chu kì dao động của con lắc A. Người ta đo được sau 4 phút 30 giây thì thấy hai vật nặng lại trùng nhau ở vị trí ban đầu. Biết chu kì dao động của con lắc A là 0,5s. Tỉ số chiều dài của con lắc A so với chiều dài con lắc B là:

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: a

Ta có, chu kì dao động của con lắc B nhỏ hơn chu kì dao động của con lắc A

Gọi - T1 là chu kì dao động của con lắc A, T2 là chu kì dao động của con lắc B

Ta có khoảng thời gian trùng phùng \(n{T_1} = (n + 1){T_2} = \Delta t\) thì 2 con lắc lại trùng phùng

Ta có:

\(\begin{array}{l}\Delta t = 4.60 + 30 = 270 = n{T_1} = n.0,5 \to n = 540\\ \to {T_2} = \frac{n}{{n + 1}}{T_1} = \frac{{540}}{{540 + 1}}.0,5 = 0,499{\rm{s}}\end{array}\)

Mặt khác, ta có:

\(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)

\( \to \frac{{{T_1}}}{{{T_2}}} = \sqrt {\frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}}  \to \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = {\left( {\frac{{{T_1}}}{{{T_2}}}} \right)^2} = {\left( {\frac{{0,5}}{{0,499}}} \right)^2} = 1,0037\)   

Hướng dẫn giải:

+ Áp dụng biểu thức:

\(nT = (n + 1){T_0} = \Delta t\)

+ Áp dụng biểu thức tính chu kì:

\(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)

Câu hỏi khác