SBT Địa lí 11 Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển | Giải SBT Địa lí lớp 11

Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 11 Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 11 Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

Bài trang 16 sách bài tập Địa lí 11: Đọc thông tin ở các ô kiến thức (SGK) và thảo luận toàn nhóm, làm rõ cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với cấc nước đang phát triển, sau đó trình bày thành báo cáo với dàn ý sau:

1. Đặt vấn đề

2. Nội dung

a) Cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.

b) Thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.

3. Kết luận

Phương pháp giải:

Kĩ năng xử lí thông tin và viết báo cáo.

Trả lời:

Cách 1

I. Đặt vấn đề: Xác định cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các đang phát triển.

II. Nội dung chính:

1. Tự do hoá thương mại

- Cơ hội: Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Thách thức: Trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế.

2. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ

- Cơ hội: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.

- Thách thức: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế.

3. Sự áp đặt nối sống, văn hoá của các siêu cường

- Cơ hội: Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại.

- Thách thức: Giá trị đạo đức biến đổi theo hướng xấu, ônhiễm xã hội, đánh mất bản sắc dân tộc.

4. Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận

- Cơ hội: Tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.

- Thách thức: Trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.

5. Toàn cầu hoá trong công nghệ

- Cơ hội: Đi tắt, đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vựt các nước phát triển.

- Thách thức: Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu.

6. Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại

- Cơ hội: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn, hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới.

- Thách thức: Sự cạnh tranh quyết liệt.

7. Sự đa dạng hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế

- Cơ hội: Tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước.

- Thách thức: Chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên.

* Tổng kết:

- Cơ hội:

+ Khắc phục các khó khăn, hạn chế về vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ.

+ Tận dụng các tiềm năng của toàn cầu để phát triển nền kinh tế xã hội đất nước.

+ Gia tăng tốc độ phát triển.

- Thách thức:

+ Chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn.

+ Chịu nhiều thua thiệt, rũi ro: tụt hậu, nợ nhiều, ô nhiễm, mất quyền tự chủ nền kinh tế.

Cách 2

1. Đặt vấn đề:

Trên thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, xu hướng này có tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển.

2. Nội dung

a) Cơ hội

- Toàn cầu hoá tạo ra sự tự do hoá thương mại, bãi bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước, hàng hoá có điều kiện mở rộng lưu thông.

- Các quốc gia nhanh chóng đón đầu về khoa học công nghệ hiện đại phục vụ phát triển kinh tế.

- Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ và đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế…

b) Thách thức

- Toàn cầu hoá có thể là công cụ để các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sồng và nền văn hoá của mình với các nước đang phát triển

- Toàn cầu hoá cũng gây áp lực nặng nề với môi trường tự nhiên, làm suy thoái môi trường.

3. Kết luận

Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế của các nước đang phát triển, đòi hỏi các quốc gia này phải có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn để hội nhập kinh tế quốc tế.