Giải Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lớp 11.

Giải bài tập Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 106 SGK Địa lí 11: Hãy cho biết, trong khu vực Đông Nam Á còn nước nào chưa gia nhập ASEAN.

Trả lời:

Đông-ti-mo là nước chưa gia nhập ASEAN.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 106 SGK Địa lí 11: Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định.

Trả lời:

Mục tiêu của ASEAN nhẫn mạnh đến sự ổn định vì:

- Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội  ở mỗi nước.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng.

- Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông) do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển.

- Trong lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị chiến tranh xâm lược, chính trị mất ổn định.

- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 108 SGK Địa lí 11: Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN?

Trả lời:

Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã làm cho việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các nước thành viên.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 107 SGK Địa lí 11: Bằng hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể minh họa cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?

Trả lời:

Ví dụ:

- Về hoạt động văn hóa, thể thao: Đại hội thể thao Seagames được tổ chức 2 năm một lần.

- Tổ chức các hội nghị: Hội nghị Cấp cao, các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, trong đó thúc đẩy đối thoại về các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh khu vực.

- Dự án hợp tác sông Mê Kông.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 107 SGK Địa lí 11: Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN.  Nguyên nhân nào dẫn tới các thành tựu đó?

Trả lời:

* Các thành tựu khác của ASEAN:

 - Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ sáu trên thế giới và đứng thứ ba ở châu Á với 2,55 nghìn tỷ USD.

- ASEAN đã đưa vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm mục tiêu cắt giảm loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng hiệu quả thương mại và liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2015, cơ bản các mặt hàng đã được xóa bỏ thuế quan.

+ Hiệp định khung về dịch vụ đã được kí kết.

+ Hiệp định khung về đầu tư đã được kí kết.

+ Một số nước có tốc độ tăng trưởng cao.

+ Nhiều nước đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

+ Đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển nhanh...

*  Nguyên nhân: Vì các nước ASEAN đều kiên trì mục tiêu đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 6 trang 108 SGK Địa lí 11: Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây ra những trở ngại gì trong việc phát triển-kinh tế xã hội của mỗi quốc gia?

Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?

Trả lời:

- Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ có ảnh hưởng:

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia.

+ Tích lũy nền kinh tế giảm.

+ Gây áp lực về các vấn đề chi phí phúc lợi xã hội,  giải quyết nhà ở, xóa đói giảm nghèo...

- Những chính sách của Đảng và Nhà nước ta  để xóa đói, giảm nghèo:

+ Hỗ trợ vay vốn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

+ Hỗ trợ vay vốn cho sinh viên nghèo ở bậc đại học.

+ Miễn hoặc giảm học phí cho học sinh, sinh viên nghèo.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động.

+ Miễn, giảm một số loại thuế.

+ Xây dựng “Quỹ ủng hộ người nghèo“  để kêu gọi tấm lòng của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm.

Câu hỏi và bài tập (trang 108 SGK Địa Lí lớp 11)

Câu 1 trang 108 SGK Địa lí 11: Nêu các mục tiêu của ASEAN?

Trả lời:

Các mục tiêu của ASEAN:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. 

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

⟹ Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tợi sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 2 trang 108 SGK Địa lí 11: Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Cần phải khắc phục những điều đó bằng những biện pháp nào?

Trả lời:

- Hiện nay, rừng bị chặt phá bừa bãi với nhiều mục đích khác nhau như lấy gỗ, làm nương rẫy…làm cho đất bị xói mòn, gây ra những trận lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại đến của cải và cả tính mạng con người.

- Biện pháp:

+ Khai thác, sử dụng một cách hợp lí tài nguyên rừng.

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.

+ Phạt nặng những hành vi hủy hoại môi trường và khai thác không hợp lí.

+ Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Lý thuyết Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

- Năm 1967: 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc.

- Hiện nay là 10 thành viên.

1. Các mục tiêu chính

Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.

2. Cơ chế hợp tác

- Thông qua các diễn đàn.

- Thông qua các hiệp ước.

- Thông qua tổ chức các hội nghị.

- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.

- Xây dựng” khu vực thương mại tự do ASEAN”.

- Thông qua các dự án,chương trình phát triển.

=> Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.

II. Thành tựu của ASEAN

- 10/11 quốc gia ĐNÁ là thành viên của ASEAN.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dù chưa đều và chắc, cán cân xuất nhập khẩu toàn khối đạt giá trị dương.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

- Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia.

III. Thách thức của ASEAN

1. Trình độ phát triển còn chênh lệch

GDP bình quân đầu người của Xingapo rất cao trong khi nhiều nước trong khu vực lại có GDP bình quân đầu người rất thấp như: Mianma, Campuchia, Lào, Việt Nam...

2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo

Mức độ đói nghèo mỗi quốc gia khác nhau.

3. Các vấn đề xã hội khác

- Đô thị hóa nhanh nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về xã hội.

- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường chưa hợp lí.

- Vấn đề thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực...

=> Đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực giải quyết.

IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

1. Sự hợp tác của Việt Nam với các nước

- Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995.

- Hợp tác trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự - an toàn xã hội...

- Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố nâng cao, vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

2. Cơ hội và thách thức

- Cơ hội:

+ Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.

+ Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...

+ Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.

- Thách thức:

+ Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt thể chế chính trị.

+ Vấn đề giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Giải pháp:

+ Đón đầu đầu tư.

+ Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh.