Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 4: Thực hành tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Thực hành tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển lớp 11.
Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 4: Thực hành tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời Câu 2 trang 18 SGK Địa lí 11: Trình bày các kết quả thảo luận nhóm thành báo cáo có chủ đề: “Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
Phương pháp giải:
- Liên hệ thực tiễn
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh vấn đề
Báo cáo chủ đề: “Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển’.
Toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Trước hết là những cơ hội lớn do toàn cầu hóa mang lại.
Toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại, hàng hóa lưu thông rộng rãi. Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta đã xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường châu Âu và Mỹ nông thủy sản.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia đang phát triển có thể nhanh chóng đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
Hằng năm Việt Nam đã tiếp nhận hàng chục dự án đầu tư FDI từ các nước phát triển (Nhật Bản). Nguồn vốn này chủ yếu thu hút về các khu kinh tế ven biển, đặc khu kinh tế, TTKT lớn nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm.
Toàn cầu hóa thúc đẩy đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác. Việt Nam đã và đang hợp tác với các nước trong khu vực trên nhiều.
Bên cạnh đó nó cũng mang lại nhiều thách thức.
Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học,…
Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
1. Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
2. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học,…
3. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
4. Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
5. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
6. Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
7. Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển:
- Cơ hội:
+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
Ví dụ: Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.
+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
Ví dụ: Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin...) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá.
+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
- Thách thức:
+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá (vụ cá tra, cá ba sa của Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kì); dựng các hàng rào kĩ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho các mặt hàng nông sản trong nước....
+ Cần có vốn, có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
+ Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.