Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á lớp 11.
Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời Câu hỏi thảo luận trang 29 SGK Địa lí 11: Hãy xác định trên bản đồ (hoặc Alat Địa lí thế giới) vị trí các quốc gia của khu vực Tây Nam Á.
- Vị trí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Các quốc gia thuộc Tây Nam Á: Thổ Nhĩ Kì, Gru-di-a, Ac-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, Xi-ri, I-răc, I-ran, A-rập Xê-ut, Cô-oet, Ap-ga-ni-stan, Li-băng, I-xra-en, Pa-le-xtin, Xi-ri, Giooc-đa-ni, Y-ê-men, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh.
Trả lời Câu hỏi thảo luận trang 30 SGK Địa lí 11: Quan sát hình 5.7, hãy cho biết Trung Á có những quốc gia nào? Vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực có đặc điểm gì?
- Các quốc gia thuộc Trung Á là: Ca-dăc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gu-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Mông Cổ.
- Đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực:
+ Vị trí địa lí:
- Giới hạn từ khoảng 300B đến 600B và 460Đ đến 1200Đ, thuộc vùng ôn đới và khá sâu trong lục địa.
- Phía Bắc giáp Liên Bang Nga; phía Nam giáp I-ran, Ấn Độ, Ap-ga-ni-xtan; phía Đông giáp Trung Quốc, phía Tây giáp biển Caxpi.
+ Lãnh thổ: có diện tích khoảng 5,6 triệu km2; các quốc gia thuộc Trung Á là: Ca-dăc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gu-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Mông Cổ.
Trả lời Câu hỏi thảo luận số 1 trang 31 SGK Địa lí 11: Dựa vào hình 5.8, hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực.
Tính toán:
Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng = Lượng dầu thô khai thác - Lượng dầu thô tiêu dùng
Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của các khu vực.
(Đơn vị: nghìn thùng/ngày)
Khu vực |
Lượng dầu chênh lệch |
Khu vực |
Lượng dầu chênh lệch |
Đông Á |
-11105,7 |
Đông Âu |
3839,3 |
Đông Nam Á |
-1165,3 |
Tây Âu |
-6721 |
Trung Á |
669,8 |
Bắc Mĩ |
-14240,4 |
Tây Nam Á |
15239,4 |
|
|
Trả lời Câu hỏi thảo luận số 2 trang 31 SGK Địa lí 11: Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á.
- Nhận xét:
Qua biểu đồ, nhận thấy Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày).
Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.
Trả lời Câu hỏi thảo luận số 1 trang 32 SGK Địa lí 11: Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
Hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc trong khu vực Tây Nam Á:
- Tàn phá, kìm hãm sự phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế không ổn định.
- Phá hủy các cơ sở kinh tế, nhà cửa, cơ sở hạ tầng…ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, đe dọa và cướp đi tính mạng của hàng ngàn người dân vô tội.
- Gia tăng tình trạng đói nghèo ở khu vực này.
- Môi trường: cạn kiệt tài nguyên (đất, rừng, địa hình, biển…); ô nhiễm môi trường đất, không khí, nguồn nước…do chất phóng xạ từ bom đạn.
Trả lời Câu hỏi thảo luận số 2 trang 32 SGK Địa lí 11: Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao?
- Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng, trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực nên là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực.
- Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
Câu hỏi và bài tập (trang 33 SGK Địa lí 11)
Phân tích bảng số liệu.
Đọc bản đồ.
* Khu vực Tây Nam Á:
- Quốc gia có diện tích lớn nhất: A-rập Xê-út. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất: Ba-ranh.
- Quốc gia có dân số lớn nhất: Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia có dân số nhỏ nhất: Ba-ranh
Vị trí của các quốc gia:
- A-rập Xê-út: nằm trên bán đảo A-rap.
+ Phía Tây giáp Biển Đỏ.
+ Phía Bắc giáp các quốc gia: Gioocđani, I-rắc, Cô-oet,.
+ Phía Tây giáp vịnh Pecxich, Cata, các tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất.
+ Phía Nam giáp Yemen, Ooman.
- Ba-ranh: là một quốc đảo nằm ở phía Tây vịnh Pecxich, phía Đông lãnh thổ A-rập Xê-ut.
- Thổ Nhĩ Kì:
+ Phía Bắc giáp Biển Đen
+ Phía Tây và phía Nam giáp Địa Trung Hải, Xi-ri
+ Phía Đông giáp các quốc gia: Grudia, Ac-mê-ni-a, I-ran, I-rắc.
* Khu vực Trung Á:
- Quốc gia có diện tích lớn nhất: Ca-dắc-xtan. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất: Tát-gi-ki-xtan.
- Quốc gia có dân số lớn nhất: U-dơ-bê-ki-xtan. Quốc gia có dân số nhỏ nhất: Mông Cổ.
Vị trí của các quốc gia:
-Ca-dắc-xtan: nằm hoàn toàn trong vùng ôn đới (vĩ độ 40 – 600B).
+ Phía Bắc giáp Liên Bang Nga.
+ Phía Đông giáp Trung Quốc
+ Phía Tây giáp Biển Ca-xpi.
+ Phía Nam giáp biển Aran và các quốc gia: U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gu-xtan.
- Tát-gi-ki-xtan: nằm sâu trong nội địa, không tiếp giáp biển.
+ Phía Bắc giáp Cư-rơ-gu-xtan.
+ Phía Tây giáp U-dơ-bê-ki-xtan.
+ Phía Đông giáp Trung Quốc.
+ Phía Nam giáp các quốc gia: Ap-ga-ni-xtan, Paki-xtan.
- U-dơ-bê-ki-xtan:
+ Phía Bắc và phía Tây giáp biển Aran và Ca-dắc-xtan.
+ Phía Nam giáp Tuốc-mê- ni-xtan.
+ Phía Đông giáp Tát-gi-ki-xtan
- Mông Cổ: nằm sâu trong nội địa châu Á, khí hậu khắc nghiệt
+ Phía Bắc giáp Liên Bang Nga.
+ Phía Đông và phía Nam giáp Trung Quốc.
* Giữa hai quốc gia I-xra-en và Pa-lét-tin xảy ra xung đột sắc tộc dai dẳng, điều này đã dẫn đến các cuộc bạo loạn, chiến tranh giữa hai nước. Hậu quả là:
- Tàn phá cơ sở xây dựng, nhà cửa, các sơ sở sản xuất… gây nhiều thiệt hại tới sự phát triển kinh tế.
- Mất ổn định chính trị, đe dạo tính mạng đời sống của nhiều người dân vô tội.
- Gia tăng tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, ly tán ở các quốc gia này.
- Tàn phá tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường.
* Để cùng phát triển, hai nước cần:
- Hai nước cần phải chuyến từ đối đầu sang đối thoại. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đàm thoại.
- Hợp tác với nhau trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đặc biệt trong ngành dầu mỏ nhằm phát huy thế mạnh của cả hai nước này.
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Tây Nam Á
- Vị trí địa lí: Nằm ở phía tây nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Diện tích: 7 triệu km2
- Dân số: 313 triệu người.
- Lãnh thổ bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
+ Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.
- Đặc điểm xã hội:
+ Nơi xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ. Nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn.
+ Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái -> những phần tử cực đoan gây mất ổn định khu vực.
2. Trung Á
- Diện tích: 5,6 triệu km2.
- Số dân: 61,3 triệu người.
- Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
- Bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
+ Khí hậu khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới có thể trồng bông và cây công nghiệp.
+ Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
- Đặc điểm xã hội:
+ Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
+ Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
+ Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới -> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.
- Nhiều tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan tăng cường hoạt động, gây nên tình trạng mất ổn định mà nguyên nhân sâu xa là nguồn dầu mỏ và vị trí địa – chính trị quan trọng của khu vực
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
- Nguyên nhân:
+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
+ Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
- Biểu hiện: xung đột dai dẳng của người Ả - rập và Do Thái, điển hình là xung đôt giữa I-xra-en và Pa-le-xtin.
- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng, mất ổn định an ninh khu vực.